Chữa các chứng đau cổ, đau vai, đau gáy, đau mãn tính và ổn định chỗ đau

Chỉ riêng ở Đức đã có khoảng 5 đến 8 triệu người mắc các chứng đau mãn tính. Tỷ lệ phụ nữ mắc các chứng đau thường cao hơn nam giới.

Những chứng đau là gì?

Các chứng đau (cũng giống như các triệu chứng bệnh khác) chỉ là một tín hiệu mà cơ thể thông báo cho ta đang có gì đó không ổn cần phải chữa trị (chức năng phát tín hiệu và cảnh báo của cơ thể ). Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân mắc các chứng đau mãn tính, ta  không còn nhận thấy chức năng phát tín hiệu nữa. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần được trị liệu giảm đau bằng cách không chỉ tập trung vào việc giảm, hoặc cắt bỏ chứng đau (các biện pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật) mà còn chủ yếu tập trung vào việc tìm ra và xử lý những nguyên nhân sâu thẳm đằng sau đó (nguyên nhân Vô thức).

Mặc dù các chứng đau đều hoàn toàn có thể được can thiệp bằng các nhân tố tâm lý, song việc trị liệu tâm lý cho đến nay vẫn chưa được coi trọng. Chỉ khoảng gần 5 % các ca mắc đau mãn tính được trị liệu tâm lý.  Phần lớn các bệnh nhân mắc chứng đau mãn tính vẫn chỉ được điều trị hoàn toàn bằng thuốc, và vì thế chưa được điều trị đầy đủ và thậm trí điều trị sai trong nhiều trường hợp. Vì trong số các bệnh nhân mắc chứng đau, có không ít ca bị chấn thương chưa được phát hiện, vì chuẩn đoán bệnh thiếu sót, và vì thế  người bệnh chỉ thấy các triệu chứng đau mỗi lúc một lớn hơn mà thôi.

dau man tinh

Vì vậy trong quá trình trị liệu đau luôn phải ngăn ngừa, đồng thời tìm ra và xử lý các vấn đề tâm lý chưa được giải toả. (Một ví dụ về nguyên nhân tâm lý có thể là việc tự huỷ hoại, hoặc tự trừng phạt bản thân trên cơ sở những mong muốn trừng phạt Vô thức)…

Nếu những nguyên nhân (Vô thức) của chứng đau không được phát hiện, thì mọi nỗ lực điều trị đều sẽ không thể đạt được kết quả thực sự.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa, vì điều này rất quan trọng: Việc điều trị các chứng đau, yêu cầu ta phải tìm ra và xử lý được các nguyên nhân tâm lý, vốn đang thể hiện ra ngoài thông qua triệu chứng đau.

Liệu pháp Thôi Miên cho ta cách tiếp cận hữu hiệu, vừa nhằm tìm ra những nguyên nhân Vô thức  của chứng đau cũng như ổn định được cơn đau. Quý vị có thể thấy những ví dụ cụ thể về liệu pháp điều trị giảm đau nhờ thôi miên tại chương “Mô tả các ca bệnh”.

* Ấn bản chuyên đề “Những chứng đau mãn tính”, Báo cáo y tế nhà nước năm 2005, www.gbe-bund.de

Trị liệu đau bằng Thôi Miên

Việc ổn định các chứng đau là một trong những lĩnh vực đã được ứng dụng lâu đời nhất của liệu pháp Thôi Miên. Chúng ta biết rằng trong Thôi Miên, sự cảm nhận các cơn đau có thể được giảm thiểu rất nhiều hoặc khỏi hẳn. Gây mê bằng Thôi Miên đã được sử dụng trong y khoa từ rất lâu, trước khi khí ête và chloroform được đưa vào ứng dụng (1846/47).

Đau đớn cũng như cảm giác thoải mái, là một hiện tượng về tâm sinh lý. Và cũng giống như cảm giác thoải mái, đau đớn có thể bị ảnh hưởng bởi những can thiệp tâm lý.
Thôi miên có khả năng thay đổi rất nhiều những cảm nhận về chứng đau của con người. Giá trị cao của liệu pháp Thôi Miên với tư cách là một kỹ thuật điều trị giảm đau đầu tiên, và đã được nghiên cứu nhiều lần cũng như được ghi chép cụ thể.

Vậy giải thích như thế nào về việc Thôi Miên giúp nhiều người mất cảm giác đau? Những nhà tâm lý học y khoa của trường ĐHTH Jena dưới sự chỉ đạo của giáo sư Wolfgang H. R.  Miltner đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này. Theo họ, trong trạng thái Thôi Miên toàn bộ thông tin về cơn đau vẫn được chuyền đến vỏ đai não. Tuy nhiên công việc xử lý các tín hiệu đau của não bộ bị tác động, khiến cho người bệnh bớt hoặc mất hoàn toàn cảm giác bị đau. Và như vậy thông điệp “Ái! Đau!” không được chuyển đi. Trước khi việc gây tê “hoá học” được phát hiện rất nhiều ca phẫu thuật đã được thực hiện nhờ liệu pháp Thôi Miên.

Trong một bài báo trên báo người thầy thuốc Đức (Deutschen Ärzteblatt), được đăng cách đây không lâu về chủ đề liệu pháp Thôi Miên và chứng đau có viết: “ Triệu chứng Đau là một hiện tượng phức hợp với nhiều nguyên nhân đứng đằng sau. Trong trị liệu giảm đau, Liệu Pháp Thôi Miên đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thôi Miên được áp dụng đúng cách là một trong những kỹ thuật hữu hiệu nhất giúp người bệnh đối mặt với những chứng đau… trạng thái Thôi Miên sâu là không cần thiết.”

Như đã trình bày ở mục “Ai có thể được  Thôi Miên” (xin xem phía trên), gần như ai cũng có thể đạt được trạng thái Thôi Miên mức độ nhẹ hoặc trung bình. Những nhà nghiên cứu được trích dẫn trong bài viết trên, chủ yếu dựa trên những kỹ thuật nhận thức của Thôi Miên. Ngoài ra cũng nên nêu ra rằng, Thôi Miên tác động trực tiếp vào những bình diện sinh lý trong trải nghiệm đau đớn. Nếu người bệnh phản ứng tốt với Thôi Miên (70% dân số)thì còn có thêm những cơ hội khác, đôi khi có thể tạo được những kết quả rất ấn tượng (xin xem them trong phần tự thôi miên nhờ đĩa CD / Ablationshypnose), ngay cả khi những phương pháp trị liệu khác đã không mang lại kết quả.

Liệu pháp Thôi Miên có thích hợp để thay thế thuốc gây mê?

Ở những người đặc biệt dễ tiếp nhận ám thị Thôi Miên, có thể được dùng để thay thế gây tê khi tiến hành những ca phẫu thuật lớn. Từ nhiều thập kỷ nay ta đã biết điều này là có thể, tuy nhiên chỉ những nghiên cứu mới đây nhất, mới cho thấy trong Thôi Miên chất được gọi là endorphin trong cơ thể được giải phóng, đây là một thứ chất/hoocmone  giảm đau tự nhiên. Rất nhiều ca phẫu thuật, cả phẫu thuật tim đã được tiến hành với liệu pháp Thôi Miên. Tuy nhiên, phương pháp này cần rất nhiều thời gian và cũng đắt tiền hơn việc gây tê thông thường. Hơn nữa không phải ai cũng phản ứng tốt với Thôi Miên, ở mức độ có thể tiến hành can thiệp  phẫu thuật lớn nhờ gây mê bằng Thôi Miên.

Ngày nay Thôi Miên có còn được dùng trong những can thiệp y tế / phẫu thuật nữa không?

Vẫn có những bác sĩ nha khoa dùng liệu pháp Thôi Miên trong điều trị, không chỉ trong việc nhổ răng và trồng răng mà cả trong những can thiệp khác lớn hơn, như loại bỏ chân răng hoặc nhổ răng khôn. Cách đây không lâu một nữ nha sĩ có kể với tôi rằng, vị bác sĩ gây tê đã gặp vấn đề trong việc đánh thức một nữ bệnh nhân sau phẫu thuật. Kể từ đó cô ta sợ những trường hợp tương tự có thể xảy ra, và luôn sử dụng gây tê bằng Thôi Miên mỗi khi có thể.

Với những bệnh nhân không chịu được một số loại thuốc gây tê, hoặc những bệnh nhân không nên tiến hành gây tê vì tình trạng sức khoẻ yếu, thì Thôi Miên thật sự rất hữu ích.  Ở những ca phẫu thuật hoặc những can thiệp nhỏ hơn, thì việc sử dụng Thôi Miên hoàn toàn có lợi vì người ta chỉ đưa ra những ám thị đơn giản giúp làm giảm mất máu và giảm đau.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính (như chứng đau nửa đầu, đau dây thần kinh sinh ba, đau đầu do căng thẳng) sẽ được điều trị nhờ Thôi Miên. Cách đây nhiều thập kỷ, giáo sư Klumbies của trường ĐHTH Jena, đã phát triển Phương pháp  Tự Thôi miên nhờ đĩa CD (Ablationshypnose). Với phương pháp này ông đã thành công trong việc giúp người bệnh mắc đau kinh niên, vốn chưa được điều trị thành công bằng bất cứ phương pháp nào khác, giảm bớt hoặc khỏi đau hoàn toàn. Các bệnh nhân thậm chí còn học được cách tự tạo hiện tượng mất cảm giác đau mỗi khi cần đến, bằng cách Tự Thôi miên, nhờ vào một bảng màu làm tác nhân kích thích có điều kiện.

Trong nhiều lĩnh vực, liệu pháp Thôi Miên có tác dụng mạnh hơn cả những liều thuốc mạnh nhất. Do đó có thể điều trị thành công những chứng đau nan giải nhất nhờ vào liệu pháp Thôi Miên, kể cả trong những trường hợp này, một khối lượng lớn thuốc giảm đau đã không hề phát huy tác dụng. Ngoài ra so với thuốc hoá học, Thôi Miên còn có một ưu điểm vô giá nữa, đó là không bao giờ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn (với điều kiện Thôi Miên phải do các chuyên gia thực thụ thực hiên, hoặc hướng dẫn tự thực hiện)

Tuy nhiên, ở đây ta không dám nói rằng, vì đã cóliệu pháp Thôi Miên thì việc điều trị giảm đau không còn là vấn đề phải lo lắng nữa. Việc gây tê cục bộ, và việc giảm bớt hoặc loại bỏ một chứng đau kinh niên, về quy tắc là hai việc hoàn toàn khác nhau. Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh đau (kinh niên) thường có một nguyên nhân nội tâm (Vô thức), do đó ta không thể đơn giản là “Thôi Miên cho khỏi đau”. Trong những trường hợp này cần thiết phải xác định và xử lý những mâu thuẫn và chấn thương vô thức (Phân tích Thôi Miên). Vì đây thường là những ca rất nặng nên yêu cầu người bệnh phải có động lực lớn trong điều trị. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người, vì bị đau ốm mà được hưởng những lợi ích khác (dạng mắc bệnh thứ phát),ví dụ như họ nhận được rất nhiều sự quan tâm  của mọi người, hoặc được coi là người tàn tật và được bảo đảm về mặt vật chất.  Những trường hợp như thế này, thì liệu pháp Thôi Miên thư giãn thông thường cũng không thể giúp đạt được kết quả lâu dài.

A. M. Krasner – người sáng lập ra “American Institute of Hypnotherapy” có trình bày trong cuốn Bestseller ”The  Wizard Within” của mình về những khả năng của Thôi Miên như sau: “Liệu pháp Thôi Miên có thể giúp giảm các chứng bệnh mà khoa học công nghệ cao cũng đang bó tay”. Một bộ môn khoa học mới, khoa tâm thần kinh miễn nhiễm học, có đưa ra những giải thích tại sao phương pháp điều trị này không những chi có thể áp dụng hiệu quả vào những bệnh tam  lý mà con cả bệnh về thể chất.

Trong trường hợp trạng thái đau mãn tính nặng, có nguyên nhân về thể chất, yêu cầu phai hướng đến trạng thái Thôi Miên sâu trong trị liệu, trạng thái này sau đó se đạt lai được nhờ một kích thích chìa khoá, và có tác dụng tạo ra một sự gây tê sau Thôi Miên (mất cảm giác đau) (Thôi Miên nhờ băng đĩa). Bằng những phương pháp này, người bệnh bất cứ lúc nào cũng có thể tự(!) Thôi Miên và đạt được trạng thái mất cảm giác đau.

Trong điều trị giảm đau, nên khiến người bệnh đạt được trạng thái Thôi Miên thật sâu (tối thiểu là trạng thái mộng du, tốt hơn nữa là trạng thái hôn mê hay hôn mê giả). Trong trạng thái này, một mặt có thể phát hiện và xử lý các nguyên nhân gây đau một cách dễ dàng, mặt khác trong trạng thái Thôi Miên sâu, những cơn đau có thể được dập tắt rất hữu hiệu.

Để điều trị các chứng đau, thông thường nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trị liệu, điều này có nghĩa là việc điều trị không nên chỉ được thực hiện bởi một bác sĩ duy nhất, mà nên tiến hành song song nhiều liệu pháp khác nhau. Như vậy bên cạnh những biện pháp về y học và trị liệu tâm lý, có thể phải có những điều trị về sinh lý hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

Tất nhiên trước khi cân nhắc sử dụng liệu pháp Thôi Miên cho bệnh nhân bị đau (cũng như bị các triệu chứng bệnh khác), đòi hỏi phải có những chuẩn đoán y khoa trước đó.

Khởi động và ngắt các cơn đau trong Thôi Miên

Về nguyên tắc trong Thôi Miên, trải nghiệm về đau đớn có thể thay đổi theo hai hướng. Có thể khiến người bệnh không cảm nhận được đau đớn, hoặc ngược lại khiến họ cảm nhận đau đớn một cách thái quá, thậm chí một chiếc lông chim chạm vào cũng gây đau. Khả năng thứ hai tất nhiên không giúp gì cho việc điều trị giảm đau cho bệnh nhân, và vì thể chỉ được đề cập đến ở đây khả năng thứ nhất:

Trong trạng thái Thôi Miên sâu, nhà trị liệu thường có thể dễ dàng khiến người bệnh không cảm nhận đau đớn nữa, bằng những ám thị thích hợp.  (Những ám thị như  “vô cảm giác, không thấy,không đau” v.v. được sử dụng trong tương quan với những hình dung nhất định, nhằm tạo ra trạng thái Vô cảm với đau đớn nhờ vào Tự Thôi Miên).

Người ta lặp lại những ám thị này, cho đến chừng nào đạt được trạng thái vô cảm rõ ràng tại những vùng mong muốn. Người ta cũng có thể sử dụng một cử động ngón tay tự động nào đó, làm tín hiệu ra lệnh cho sự mất cảm giác xuất hiện.

Khi tín hiệu tự động (ý vận) này được phát ra, trạng thái mất cảm giác sẽ xuất hiện, ta có thể thử nhận biết trạng thái này bằng cách cấu vào tay hoặc dùng kim châm vào da. Một cái véo nhẹ cũng đủ để cho thấy tác dụng. Người được Thôi Miên sẽ  không cảm thấy đau khi bị véo.

Với những bệnh nhân bị đau, thì khả năng này đặc biệt giá trị, họ có thể tự tạo ra trạng thái Vô cảm tại bất kỳ những vùng nào cua cơ thể. Có những kỹ thuật cho việc này đã được rất nhiều bệnh nhân áp dụng thành công.

Khi một trạng thái Thôi Miên đủ sâu được thiết lập, thì một mã từ sẽ được gắn vào Vô thức, giúp người bệnh có thể khởi động hoặc ngắt cảm giác đau tại những vùng bất kỳ trong cơ thể theo ý muốn. Ý nghĩa của việc học và sử dụng khả năng này với những bệnh nhân bị đau đên đây đã rất rõ ràng.

Trong trường hợp trạng thái đau mãn tính nặng và có nguyên nhân về thể chất, thì  yêu cầu phải hướng đến trạng thái Thôi Miên sâu trong trị liệu, trạng thái này sau đó se đạt lại được nhờ một kích thích chìa khoá và có tác dụng tạo ra một sự gây tê sau Thôi Miên (mất cảm giác đau) (thôi miên nhờ băng đĩa). Và người bệnh bất cứ lúc nào cũng có thể tự  (!) Thôi Miên và đạt được trạng thái mất cảm giác đau.

Những nguyên nhân tình thần càng đóng một vai trò lớn bao nhiêu, thì Phân tích Thôi Miên càng quan trọng bấy nhiêu. Ngược lại những nguyên nhân về thể chất càng đóng một vai trò lớn bao nhiêu, thì tự Thôi Miên lại càng quan trọng bấy nhiêu.

Tại sao điều trị giảm đau lúc dễ, lúc khó

Tại đây tôi xin nêu ra một bức thư của một bác sĩ đồng nghiệp gửi cho tiến sĩ Preetz, một chuyên gia Thôi Miên tại Magderburg (CHLB Đức) cùng với thư trả lời của tiến sĩ Preetz. Ở đây, câu hỏi tại sao đôi khi có thể dễ dàng dùng Thôi Miên để điều trị chứng đau, và tại sao những phương pháp điều trị này, đôi khi lại không phát huy được hiệu quả sẽ được làm sáng tỏ…

Kính thưa ngài Preetz!

Xin ngài hãy cho biết, liệu Ngài có thể dùng liệu pháp Thôi Miên trị liệu để điều trị khỏi các chứng đau mãn tính cho một người bệnh, mà qua những phương pháp điều trị y khoa và  châm cứu giảm đau, cũng như cả một số các phương pháp chữa bệnh truyền thống khác vẫn không đạt được kết quả, và hiện nay đôi lúc họ đã có ý định tự vẫn được không ?

Rất cảm ơn và mong Ngài sớm trả lời.

S.P.

T.s …, Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật và phẫu thuật tai nạn

Thư trả lời của Tiến sĩ tâm ly và Chuyên gia Thôi Miên Preetz:

Kính thưa ngài đồng nghiệp …,

Về câu hỏi của ngài có thể đưa ra hai câu trả lời như sau:

A) Trường hợp đơn giản nhất:

Chứng đau có thể dễ dàng được tác động nhờ liệu pháp Thôi miên, và cũng có thể hoàn toàn được chữa khỏi. Trong trạng thái  Thôi Miên sâu (trạng thái hôn mê giả) toàn bộ cơ thể sẽ mất cảm nhận đau đớn. Ở trạng thái Thôi Miên sâu này, có thể thực hiện những ca sinh đẻ hoặc phẫu thuật mà hoàn toàn không có cảm giác đau.

Nếu chứng đau có nguyên nhân hoặc một phần nguyên nhân là do vấn đề tâm lý, thì những nguyên nhân đó cần được tìm ra và xử lý. Nguyên nhân của chứng đau sẽ được giải toả, và thông thường sau đó biểu hiện triệu chứng đau cũng biến mất, hoặc thuyên giảm ngay sau buổi điều trị. Nhờ vào tự Thôi Miên, khi cần thiết bệnh nhân có thể tự ngắt cơn đau, vì trong một số trường hợp chúng vẫn xuất hiện theo thói quen trong một thời gian nhất định.

Phương án tích cực này thường rất có hiệu quả với  những bệnh nhân  có động lực cu thể  khi đến trị liệu Thôi Miên, và không phải chứng bệnh tự phát.

Những chuyên gia trị liệu đau đều biết đến hiện tượng: có một số bệnh nhân không hề phản ứng gì với những phương pháp trị liệu vốn rất hiệu quả. Cả những nhà Thôi Miên trị liệu cũng biết đến những bệnh nhân, mà những chứng đau khó có thể bị tác động đến. Thường đó là những trường hợp bệnh nhân bị đau mãn tính từ nhiều năm với các chứng đau khác nhau.

Bác sĩ  vẫn thường thấy rằng, bệnh nhân thường xuyên bị đau ngay cả khi đã được dùng morphin. Việc tiêm thuốc, cũng như vô số những biện pháp điều trị khác nhau mà không hề đem lại tiến triển nào. Những bệnh nhân này, được xem là đã sử dụng mọi điều trị y khoa và các phương pháp chữa bệnh truyền thống mà không thể khỏi được.

Xin quý vị lưu ý rằng ở đây không phải những ca  giả vờ đau!!! Những bệnh nhân này thật sự bị đau, và đã cũng như sẽ phải chịu đựng rất nhiều nếu không tìm được phương pháp điều trị.

B) Trường hợp phức tạp hơn:

Khi các chứng đau không phản ứng gì với những phương pháp điều trị, vốn thường rất hiệu quả, thì nguyên nhân có thể là do bản thân chứng đau chính là cách diễn đạt của một mâu thuẫn Vô thức, hoặc những xúc cảm chưa được giải toả vẫn còn đọng lại ở Vô thức. Ở đây người ta gọi đó là đau tâm lý. Ví dụ: một bệnh nhân sau khi bị một tai nạn thì bị chứng đau mãn tính, mặc dù không thấy có một nguyên nhân về thể chất nào cả. Trong ví dụ này – trên thực tế  thường được điều trị khá đơn giản. Thông thường những cảm xúc như giận dữ, căm ghét đối tượng gây ra tai nạn, hoặc chính bản thân mình, hoặc những cảm xúc hối lỗi đóng một vai trò quan trọng. Nếu những cảm xúc này được xác định và giải toả, những cơn đau sẽ thuyên giảm hoặc biến mất từ ngay buổi trị liệu đó.

Nhưng các chứng đau lại có thể có nguyên nhân từ những mâu thuẫn sâu xa. Kinh nghiệm cho thấy, trong những trường hợp này việc điều trị có thể tốn nhiều thời gian hơn, nhưng cũng có thể đạt kết quả tốt như trên.

Khó điều trị hơn rất nhiều là những trường hợp mắc bệnh tự phát, có nghĩa là việc tiếp tục bị bệnh sẽcó một lợi nhuận nhất định với họ. (Không nhất thiết là người bệnh phải ý thức về những lợi ích từ việc bị ốm này, vì thông thường điều nói đây là Vô thức!) Đó cũng là Nguyên nhân tại sao mọi bác sĩ tâm lý trị liệu đau, đều từ chối điều trị cho bệnh nhân, chừng nào những việc liên quan đến phụ cấp (do tai nạn) chưa được giải quyết dứt điểm (tức là được đồng ý hoặc từ chối tại phiên toà gần đây nhất).

Một trường hợp đáng buồn tương tự có thể kể đến là một nạn nhân bị tai nạn. Và chừng nào vẫn còn những khiếu nại về tiền hỗ trợ đau đớn, tiền đền bù thiệt hại hoặc tiền hưu, thì thường mọi nỗ lực trị liệu đều vô hiệu ,mà thực ra những phương pháp đó vẫn thường cho kết quả điều trị tốt. Một nguyên nhân thường gặp nữa là mong muốn luôn được quan tâm, bởi người thân và cán bộ điều trị .v.v. (Nhưng bệnh nhân cũng không  hoàn toàn ý thức về điều này, đây cũng chỉ là Vô thức).

Cách đây một thời gian, một trong những bệnh nhân chữa đau của tôi bỗng thốt lên: “Cơn đau của tôi hết rồi, bây giờ tôi phải làm thế nào?” Như câu nói này cho thấy, đau đớn cũng là một cách người bệnh giải quyết những Vấn đề khác của họ (vẫn là Vô thức) . Vì thế ta phải có những giải pháp cho những Vấn đề khác của người bệnh này, trước khi bà ta có thể khỏi đau hoàn toàn.

Nhiều khi một phần của người bệnh muốn cơ thể trở nên mạnh khoẻ, còn phần kia lại cho rằng đau đớn có một nhiệm vụ quan trọng và nên được tiếp tục duy trì (phần thứ hai chính là Vô thức). Mâu thuẫn nội tâm này, có thể được giải quyết hoàn toàn bằng liệu pháp Thôi Miên. Người ta tiếp xúc với cả hai phần của người bệnh: phần muốn khoẻ trở lại và phần vẫn bám níu vào bệnh tật và tìm hiểu những lý do. Kết quả thường xuyên cho thấy ,có một động lực dễ hiểu cho mong muốn này (thường là động lực trong Vô thức)  và việc níu giữ bệnh tật có một nhiệm vụ quan trọng. Sau đó cần tìm ra những hướng khác, để đảm trách nhiệm vụ trên  được đáp ứng, mà không cần đến bệnh tật nữa.

Theo kinh nghiệm, nếu nguyên nhân gây bệnh không được giải quyết, thì việc điều trị sẽ rất ít có cơ hội thành công.

Việc bệnh nhân của ngài đang trên bờ của sự tự vẫn cho thấy rằng, anh ta đang phải chịu đựng rất nhiều vì chứng bệnh đó, và sẽ sẵn sàng cho phép một quá trình thay đổi. (Như ngài cũng biết, tất nhiên còn có những nguyên nhân khác dẫn đến việc tự tử). Trường hợp này rất có thể là rơi vào phương án A) (xin đọc phía trên), và do đó có thể được điều trị giảm đau thành công bàng liệu pháp Thôi Miên.

Ngoài ra như ta thấy tại phương án B), Tinh thần có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể người bệnh. Cả những thứ thuốc nặng nhất cũng không có tác dụng và cơn đau vẫn xuất hiện, ngay cả khi dây thần kinh tương ứng đã bị cắt đứt, như trong trường hợp đau dây Thần kinh sinh ba. Mặt khác, ta lại có thể lợi dụng sức mạnh tinh thần, để giúp giảm hoặc hết đau, ngay cả khi dự báo về thể chất cho thấy có thể có những đau đớn mức độ rất nặng.

Kính thư

Tien si : Norbert Preetz

Nghiên cứu: Thôi Miên giúp điều trị các chứng đau mãn tính

Một Nghiên cứu cua trường ĐHTH Göttingen đã chứng minh, tự Thôi Miên có thể giúp điều trị cả những chứng đau khó chữa. Những bệnh nhân bị đau kinh niên mà chưa có liệu pháp nào chữa khỏi, có thể giảm đau gần như tuyệt đối nhờ tự Thôi Miên.

Tiến sĩ Stefan Jacobs, nhà tâm lý học tại trường ĐHTH Göttingen, đã điều trị thành công nhiều ca mắc các chứng đau lưng, đau nửa đầu hoặc đau khớp, vốn đã được điều trị kéo dài hàng năm bằng những liệu pháp khác, mà chưa đạt kết quả. Theo ông, chỉ có khoảng 10 đến 15% số bệnh nhân không phản ứng với phương pháp điều trị này. “Đó là những bệnh nhân khó bị Thôi Miên. Chúng tôi nhận ra những trường hợp này bằng những bài kiểm tra tính dễ tiếp ám thị.” Chỉ sau vài tuần mức độ đau đã giảm rõ rệt từ mức 7-8 xuống còn có 2-3 trên thang biểu diễn.

Nguồn: Báo thầy thuốc 2006

Những nghiên cứu thú vị khác về việc ổn định cơn đau nhờ Thôi Miên

Chúng ta biết rằng có thể kiểm soát đau nhờ Thôi Miên hoặc Tự Thôi Miên. Nhưng vẫn còn một Effekt tâm lý nữa tạo cho việc cảm nhận đau đớn được giảm thiểu.

Mức độ đau đớn sẽ tuỳ thuộc vào việc người ta có cảm giác là mình có thể ổn định được cơn đau hay không! Cảm giác ổn định có thể giúp giảm đau: Ai tin rằng mình có thể kiểm soát được những đau đớn trong cơ thể (ví dụ như nhờ phương pháp tự thôi miên chẳng hạn) sẽ cảm nhận mức độ đau thấp hơn những người không tin vào phương pháp này.

Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu não bộ Anh quốc chứng minh trong một nghiên cứu với 12 người tình nguyện, và được mọi nhà trị liệu y khoa biết đến. Chịu trách nhiệm cho việc này, là một khu vực não phía sau trán tạo cảm giác an toàn, khi bệnh nhân chịu những cơn đau có thể ồn định được. Ngược lại, nếu đó là những cơn đau không thể ổn định được, thi khu vực này chỉ có những phản ứng yếu ớt, và mức độ đau bị tăng lên. Điều này đặc biệt đúng đối với những người luôn nhất nhất kiểm soát cuộc sống của mình: Họ sẽ phải chịu những chứng đau như chứng đau mãn tính khiến cho họ mất hết khả năng ổn định.

Đề thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học gắn vào mu bàn tay bệnh nhân tình nguyện những cực điện nhỏ, qua đó họ tác động lên người bệnh một cách đều đặn những sốc điện nhỏ nhưng gây đau. Trong phần đầu của thí nghiệm, người bệnh có thể tự quyết định lúc nào họ ngắt nguồn điện để chấm dứt những cơn đau. Trong phần thứ hai, việc kiểm soát ngược lại được tiến hành từ bên ngoài: Những nhà khoa học thông báo cho bệnh nhân tình nguyện rằng, một máy tính hoặc một nhà nghiên cứu sẽ quyết định mức độ và thời gian của các cơn đau. Trong cả hai giai đoạn nghiên cứu, các nhà khoa học xem xét hoạt động của não bệnh nhân, thông qua việc chụp cộng từ, một cách để quan sát dòng chảy của máu trên não.

Những đánh giá kết quả đã chứng minh được rằng, khi những người bệnh có thể tự kiểm soát cơn đau, một phần của thuỳ trước trán sẽ  được kích hoạt, vùng này từng liên quan tới việc vượt qua cảm giác sợ đau từ trước. Ngược lại khi họ không thể kiểm soát được sự đau, thì  khu vực Não này hầu như không hoạt động. Như vậy: hoạt động của não tại khu vực đó càng yếu thì người bệnh càng cảm nhận đau nhiều hơn. Rất thú vị là những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, quan điểm sống căn bản của người tình nguyện, đóng một vai trò khá quan trọng trong việc hoạt động của khu vực não này:  Ở những người có quan niệm sống “cái gì phải đến, sẽ đến”, thì vùng não này hoạt động tích cực hơn những người luôn kiểm soát mọi việc trong cuộc sống của họ, ngay cả khi họ không kiểm soát được những cơn đau.

Theo nhóm nghiên cứu, thì điều này đã chứng minh được rằng, đôi khi việc chấp nhận những thứ không thể né tránh, lại tốt hơn việc luôn luôn đấu tranh với nó. Nhà khoa học Katja Wiech đã giải thích: “Nhiều bệnh nhân bị đau nói rằng điều tồi tệ nhất không phải bản thân những cơn đau, mà là việc họ chẳng thể làm được việc gì chống lại chúng”. Và như vậy nghiên cứu này đã chứng minh: Chính nhu cầu kiểm soát khiến những cơn đau trở nên tệ hại hơn.

Nguồn: Katja Wiech (ĐHTH Oxford) et al.: Journal of Neuroscience, bản ra ngày 1 tháng 11

DGPSF (Deutsche Gesellschaft für psychologische Schmerztherapie und -Forschung – Tổ chức Đức về Nghiên cứu và Trị liệu đau)

Tổ chức của Đức về nghiên cứu và trị liệu đau (DGPSF) là một cơ quan Chuyên ngành về phòng, chữa chuẩn đoán và trị liệu những chứng đau mãn tính với thành viên là những Bác sỹ tâm lý có kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc khoa học.

http://www.dgpsf.de/

Tổ chức trị liệu đau của Đức (Deutsche Gesellschaft für Schmerztherapie e.V.)

Tổ chức trị liệu đau của Đức là tổ chức chuyên ngành lớn nhất trong khối nói tiếng Đức chủ trương tìm hiểu sâu hơn, chuẩn đoán và trị liệu chứng đau kinh niên.

Những trang Web DGSchmerztherapie.de có chứa thông tin rất cụ thể về chủ đề “Đau và trị liệu đau” và thông tin về rất nhiều chương trình hoạt động trị liệu đau của tổ chức.

http://www.stk-ev.de/

Deutsche Schmerzliga e. V.
Tại Đức có nhiều triệu người mắc phải những chứng đau mãn tính và đau đột xuất một cách không cần thiết. Tuy nhiên các chứng đau không phải là một vấn đề được định sẵn bởi số phận, và cững không phải là   không thể tránh khỏi được, và người bệnh cũng không phải bắt buộc chịu đựng. Họ có quyền được điều trị một cách đúng cách / chuyên nghiệp. Deutsche Schmerzliga chủ trương đảm bảo quyền này cho người bệnh! Chúng tôi phấn đấu vì nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân đang phải chịu đựng những chứng đau mãn tính.

http://www.schmerzliga.de/

Theo Th.s Chuyên gia tâm lý và thôi miên trị liệu Nguyễn Mạnh Quân (phân tích và ST)

Leave a Reply