Max Joseph |
Franz Anton Mesmer (1734-1815)
Mùa thu năm 1775 lãnh chúa vùng Bayern Max Joseph đã lập ra một hội đồng đặc trách, chịu trách nhiệm điều tra và nghiên cứu về những việc thực hành và hành nghề phép thuật.
Trong số các thành viên đó đã có Franz Anton Mesmer, người đã nổi tiếng về thuật nhân điện của mình sau này. Ông đã khẳng định, sự bố trí không hợp lý điện trường của cơ thể đã là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật mà cơ thể con người bị mắc phải, chính vì vậy ông đã sử dụng biện pháp thiết lập lại sự cân bằng của điện trường cơ thể, bằng cách dùng tay gạt trên cơ thể người bệnh để điều hòa điện trường trong cơ thể của họ.
Mesmer sinh ngày 23 tháng 5 năm 1734 tại Iznang, vùng ven bờ hồ Bodensee của Đức. Ông đã theo học Y khoa tại Viên và tại đó đã cưới một bà vợ hơn tuổi nhưng giàu có
Những buổi dạ hội của ông đã được mọi người rất ưa chuộng. Trong số những người tham gia có cả gia đình Mozart vẫn thường tới tham dự. Thậm chí vở nhạc kịch “Bastien và Bastienne” của Mozart đã được trình diễn lần đầu tiên tại vườn của gia đình Mesmer.Cuộc sống nên thơ của Mesmer bị hoàn toàn thay đổi khi ông bị gán vào một vụ Scandal khi chữa trị cho một phụ nữ trẻ bị mù.Nữ bệnh nhân của ông, cô Maria Theresa Paradis là con gái vị thư ký riêng của nữ lãnh chúa. Maria Theresa Pradis đã khong khoi benh va sau đó cô đã được nhận khoản lương hưu từ nữ lãnh chúa cho phần khả năng và năng khiếu của mình, nhưng lại cũng có phán đoán cho rằng đó chỉ vì lòng thương hại mà thôi.
Theo như hiểu biết ngày nay thi can benh cua Maria Theresa Pradis là một dạng bệnh mù hysteria (không có những nguyên nhân hữu cơ), trong ICD (International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems) bệnh này được gọi là “rối loạn nhận thức phân ly”. Mesmer bị buộc tội là lang băm và phải rời khỏi Viên vào năm 1778. Mesmer chuyển đến Paris, nơi ông đã cùng với một đồng nghiệp người Pháp mở một “phòng điều trị bằng phương pháp nhân điện”. |
Ngôi nhà nơi Mesmer sinh ra tại Iznang bên hồ Bodensee |
Dòng người đổ về phòng khám của Mesmer tại Paris mỗi lúc một đông, đông đến nỗi Mesmer đã phải vận dụng đến những phương pháp vô cùng khác thường:
Mesmer đổ đầy nước, mạt sắt và mảnh thuỷ tinh vào một cái bồn bằng gỗ. Điện từ do Mesmer truyền vào bồn sẽ cùng lúc chữa lành bệnh cho tất cả các bệnh nhân.
Trong trường hợp này, theo cách hiểu ngày nay thì sức mạnh của ám thị từ những lời nói của Mesmer và lòng tin tuyệt đối vào vị “Thầy thuốc kỳ tài” Mesmer của những bệnh nhân, đã là nguyên nhân chủ yếu làm cho tất cả mọi người gần như cùng lúc khỏi bệnh.(tự ám thị…)
Vào tháng ba năm 1780 nhà vua Pháp Ludwig XVI đã thành lập một hội đồng để điều tra về việc chữa bệnh của Mesmer. Hội đồng đã khẳng định những hiện tượng nhân điện chỉ là những ảo tưởng, nhưng hoàn toàn đồng ý công nhận và không hề nghi ngờ gì về kết quả và những thành công trong việc chữa bệnh của Mesmer.Mặc dù đã bị điều tra nhưng phương pháp trị liệu nhân điện của Mesmer thậm chí lại bắt đầu tiếp tục lan rộng hơn. Tại nhiều thành phố của Pháp ngày đó đã có những Hiệp hội với cái tên «Sociétés de l‘Harmonie» được thành lập và quảng bá rộng rãi cho phương pháp trị bệnh của Mesmer.Cuộc cách mạng Pháp đã đặt dấu chấm hết cho phòng khám của Mesmer ngày đó. Ông bị mất hết tài sản và quay trở lại quê hương Bodensee của mình. Một số tài liệu của Mỹ thì cho rằng ông đã trở nên rất nghèo khó, tuy nhiên thực tế lại có vẻ không hẳn là như vậy.
Với một khoản lương hưu của Pháp, ông đã đi tiếp cuộc đời một cách thanh thản. Cho đến năm ông 75 tuổi thì ông lại được một bác sĩ người Thuỵ Sĩ tái phát hiện. Một bệnh viện nhân điện ở Béc Lin đã mời ông về làm giám đốc nhưng ông đã từ chối với lý do tuối tác đã cao. Ngày mùng 5 tháng 3 năm 1815, ông đã trút hơi thở cuôi cùng tại căn nhà mà hiện nay chính là nhà bảo tàng rượu vang của thành phố Meersburg. |
Phần Mộ của Mesmer. Nhà bảo tang Rượu vang tại Thành phố Meersburg |
Marquis de Puységur (1751-1825)Trong khi cách chữa bệnh của Mesmer có vẻ ầm ĩ (cái được gọi là “khủng hoảng từ” bao gồm những co giật dữ dội và những tiếng la hét lớn), thì người học trò của ông, ông Marquis de Puységur lại nói đến “khủng hoảng lặng” hoặc “giấc ngủ từ”.Theo cách nhìn ngày nay, ngay ở đây ta cũng đã thấy được sức mạnh siêu phàm của ám thị. khủng hoảng diễn ra đúng như những ám thị của Puységur. | Marquis de Puységur (1751-1825) |
Phương pháp điều trị nhân điện tại những quốc gia nói tiếng Đức.Tại những quốc gia nói tiếng Đức, phương pháp nhân điện được phổ biến rộng rãi, đó là nhờ công một người bạn của Goethe, cha đạo dòng tin lành người Zürich Pastor Johann Caspar Lavater (1741-1801).Lavater đã học cách trị liệu bằng phương pháp Nhân điện từ năm 1785 tại Genf và đã áp dụng để chữa khỏi bệnh cho chính vợ của ông, bà đã từng bị chứng đau nửa đầu, thấp khớp và chứng co thắt dạ dày.
Năm 1786, Lavater được bầu là nhà thuyết giáo của thành phố Bremen và ông đã được hai bác sĩ Arnold Wienholt và Heinrich Wilhelm Mathias Olbers hết lòng sùng bái. Vì dựa vào những hướng dẫn và những phương pháp chữa bệnh mà ông Lavater dạy. Hai ông đã điều trị thành công và khỏi bệnh cho những bệnh nhân của mình thông qua những phương pháp trị liệu mà họ đã học được của Lavater. Tất cả những ca trị liệu và kinh nghiệm về phương pháp Nhân điện của Bác sĩ Wienholt, đã được ông tổng hợp lại và xuất bản thành một tài liệu quý của ngành y gồm ba cuốn sách. |
Johann Caspar Lavater(1741-1801)Tập sách đầu tiên của Wienholt |
Karl-Friedrich, Bá tước vùng Baden (1728-1811) | Karl-Friedrich, bá tước vùng Baden, đã cử vị giáo sư vật lý người Karlsruher, ông Boeckmann, tới thành phố Straßburg để học kỹ thuật nhân điện của Puységur.Ngay sau khi trở về, ông Boeckmann đã soạn thảo cuốn lưu trữ cho thuật miên hành và thuật nhân điện |
Eberhard Gmelin (1751-1809) | Eberhard Gmelin, một bác sĩ từ Heilbronn, người đã từng điều trị cho Friedrich Schiller, cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách nói về tác dụng chữa bệnh của thuật nhân điện.Những cuốn sách này đã thuyết phục và thu hút được sự quan tâm, đồng tình của vị giám đốc bệnh viện y học truyền thống Charité C.G. Selle. Chính vì thế phương pháp trị liệu bằng nhân điện ngày đó đã được phát triển tại Charite Béc Lin. |
Christoph Wilhelm Hufeland (1762-1836) | Người kế nhiệm vị trí của C.G. Selle là Christoph Wilhelm Hufeland. Khi viết cuốn tạp chí “Journal der praktischen Arzneikunde und Wundarztneikunst” (Tạp chí thực hành y khoa và nghệ thuật điều trị vết thương) của mình, ông đã có rất nhiều bài về chủ đề nhân điện, và có lẽ qua đó ông đã đóng góp một phần rất đáng kể vào việc phổ biến kỹ thuật này tại đế quốc Phổ thời đó.Trong khi những cuốn sách và tác phẩm của Carl Alexander Ferdinand Kluge (1782-1844) và Karl Christian Wolfart (1778-1832) về chủ đề nhân điện đã gây được những tiếng vang và thậm chí thu được sự sùng bái nhất định, thì danh tiếng của Mesmer lại gần như bị rơi vào quên lãng. |
Justinus Kerner (1786-1862)