giac ngu ai cap

 

Bắt đầu kể đến giấc ngủ đền tại Ai Cập…
Giấc ngủ đền tại Ai Cập (500 năm trước CN) Có những tài liệu viết rằng thuật Thôi Miên đã từng được sử dụng trong đền thờ Serapis tại Memphis/Ai Cập và trong các đền thờ nữ thần Isis nằm dọc sông Nil. Các thầy tu đã từng đưa người bệnh đi vào một giấc ngủ khéo dài 9 ngày, “giấc ngủ từ tính”. Trong giấc mơ, nữ thần Iris hiện ra và đưa ra cho người bệnh những thông tin về bệnh tật của họ đồng thời cho họ những lời khuyên để tự chữa bệnh, khi ngủ dậy thì bệnh tật sẽ tự biến mất (truyền phép màu…)

Thời trước công nguyên
Tuỳ vào hệ thống đức tin, người ta có thể mô tả việc chữa bệnh của Chúa Jesus và những người cùng thời là một “phép màu” hay là do bản thân những ám thị và lòng tin vào đấng bề trên mà sức đề kháng của cơ thể đã chiến thắng được mọi bệnh tật.
Những cuốn kinh Cổ bản Quantan được tìm thấy tại vùng Biển Đen năm 1947 cũng có ghi lại rằng, Jesus đã từng sống hàng năm với người xứ Essener, một cộng đồng người theo đạo Kabbalah.
Vì vậy người ta đoán rằng người xứ Essener thông qua đó đã hiểu biết rất rộng về các môn trị bệnh bằng tự nhiên, và những phép thuật…

 

Mittelalte Thời trung cổ “tăm tối”

Có rất ít nguồn thông tin về thôi miên xuất phát từ thời trung cổ. Một trong những nguyên nhân đó là theo toà án Dị giáo (theo đạo Thiên Chúa Giáo) thời đó thì tất cả mọi thuật chữa bệnh có được thành công là do phép của ma quỷ (ma thuật) và có lẽ vì thế mà mọi ghi chép và thông tin về thuật chữa bệnh đều bị đốt, hủy.
Paracelsus, vị bác sĩ người Thuỵ Sĩ thời đó đã nổi tiếng về việc biết đến tác dụng chữa bệnh bằng những ám thị tích cực. Vị bác sĩ đã từng đi nhiều và biết rộng này tin rằng người bác sĩ tốt nhất của mỗi con người chính là “người bác sĩ trong tâm” của chính họ. Với sự khám phá này ông đã tiến xa hơn rất nhiều so với những đồng nghiệp cùng thời.
Ông miêu tả và phân tích việc sử dụng quả cầu pha lê của những thày tu và thông qua đó đã tạo ra sự thư giãn tuyệt đối (giấc ngủ Thôi Miên…) Trong giấc ngủ đó những ám thị tích cực đã được Vô thức chấp nhận và vì vậy việc chữa bệnh đã được tiến hành thành công (khỏi bệnh) . Ông đặc biệt khuyên mọi người nên sử dụng liệu pháp Thôi Miên để điều trị cho các bệnh thần kinh và liên quan tới thần kinh.
Philippus Theophrastus Aureolus Bombastus von Hohenheim, thường gọi là Paracelsus, (1493-1541)
Philippus Theophrastus Aureolus Bombastus von Hohenheim, thường gọi là Paracelsus, (1493-1541)

 

Quỷ ám (thế kỷ 18. )
Johann Joseph Gassner (1727-1779), một cha đạo tại một khu làng nhỏ vùng Ostschweiz (đông Thụy Sĩ) thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt. Ông cho rằng quỷ sứ đã ám ông và làm cho ông bị đau ốm, vì thế ông đã sử dụng các nghi thức phù phép của công giáo (đạo Thiên Chúa Giáo) để tự chữa bệnh cho mình.Sau một thời gian, ông đã hoàn toàn khỏi bệnh.Vì thế,ông đã áp dụng những nghi thức này để chữa bệnh cho mọi người khác và trở thành một nhà trị bệnh được vô cùng tin tưởng và nổi tiếng thời đó.
Bức tranh đã ghi lại cảnh Gassner đang đuổi một con ma ác ra khỏi cơ thể một bênh nhân (được miêu tả là một con rồng nhỏ màu đen) trong lâu đài Meerseburg tại Đức.

 

Pater Hell (thế kỷ 18)

Gần như cùng thời điểm đó, thầy tu dòng tên Maximilian Hell (1720-1792) cũng bắt đầu chữa bệnh cho mọi người bằng cách đặt lên cơ thể của người bệnh những miếng thép.

Maximilian Hell
(1720-1792)

Leave a Reply