John Elliotson
John Elliotson John Elliotson (1791-1868)

Vương quốc Anh – Từ Nhân điện đến thuật Thôi Miên.

Năm 1829, nhà hoá học người Anh Richard Chenevix (1774-1830) đã từng trình diễn tại Luân Đôn phương pháp nhân điện mà ông đã học được của nhà truyền giáo kiêm nhà nhân điện học nổi tiếng người Bồ Đào Nha, Abbé Faria, dưới sự tham gia theo dõi và học hỏi của nhiều bác sĩ khắp nơi. Trong số đó đã có cả giáo sư bác sĩ John Elliotson .

Sau đó, vị giáo sư y khoa của trường đại học tổng hợp London, John Elliotson đã tiến hành các ca điều trị bằng nhân điện và đưa phương pháp trị liệu bằng nhân điện vào bệnh viện trường đại học (University College Hospital) để chữa bệnh.

Ông đã có rất nhiều những bài viết liên quan và có nguồn gốc từ thuật gây tê của Mesmer trước đó.

Đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật trị liệu bằng liệu pháp Thôi Miên và nhân điện của Mesmer phải kể đến James Esdaile, một bác sỹ người Scốt len. Năm 1845, ông vốn đang là một nhân viên của công ty Đông Ấn (East India Company), thì được bổ nhiệm làm giám đốc một bệnh viện nhỏ tại Kalkutta.

Ông đã ghi chép lại đầy đủ những chi tiết của tất cả các cuộc phẫu thuật từng được ông trực tiếp thực hiện bằng phương pháp gây mê của Mesmer, trong đó có cả những ca phẫu thuật cắt bỏ chân hoặc tay.

Vị phó thống đốc Băng-gan đã cho kiểm tra và thẩm định lại những kết quả và những kết luận về phương pháp nhân điện của Esdaile, và ngay sau đó kỹ thuật này đã được chính thức công nhận.

Ngay cả sau những năm 1846, khi mà khí ête và chloroform đã được đưa vào sử dụng trong y học, thì bác sĩ Esdaile vẫn tiếp tục sử dụng kỹ thuật của Mesmer, bởi theo ông kỹ thuật này sẽ làm cho quá trình lành bệnh của bệnh nhân được tiến hành nhanh và tốt hơn. Tuy nhiên thông thường Esdaile chỉ để các cộng sự của mình thực hiện việc Thôi Miên, còn ông thì tập trung hoàn toàn vào việc phẫu thuật vì công việc đó cần rất nhiều thời gian.

 

James BraidJames Braid (1795-1860) Từ giữa thế kỷ 19, việc nhận thức về Thôi Miên bắt đầu thay đổi và đã được hiểu đó là sức mạnh nội lực từ phía bệnh nhân, chứ không phải là“sức mạnh ngoại lực” được phát ra từ nhà Thôi Miên, theo cách hiểu trước đó. Một trong những người đầu tiên khám phá và giải thích “giấc ngủ từ” là những quá trình nội lực của chính người bệnh, đó là vị Bác sĩ người Scốt-len James Braid, người đang hành nghề chữa bệnh tại thành phố Manchester tại Anh quốc lúc đó.

 

Lúc đầu Braid cho rằng Thôi Miên là một dạng giống như giấc ngủ. Vì vậy, ông gọi hiện tượng này là “Neurypnologie” (= giấc ngủ thần kinh) và sau đó là “hypnosis”, từ này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp Hypnos nghĩa là vị thần giấc ngủ.Một thời gian ngắn trước khi qua đời, Braid đã thay đổi quan điểm của mình và giải thích Thôi Miên là “sự hoàn toàn tập trung và chú ý đồng thời là sự nâng cao sức mạnh ước vọng”. Ông đã muốn thay thế khái niệm “hypnosis” bằng “monoideismus” cho phù hợp. Nhưng lúc đó, từ “hypnosis” đã được phổ biến quá sâu và rộng rãi. Hypnos, vị thần giấc ngủ theo truyền thuyết Hi LạpHypnos, vị thần giấc ngủ theo truyền thuyết Hi Lạp

Thôi Miên tại Pháp vào thế kỷ 19

Tại Pháp ngày đó, Thôi Miên được sử dụng chủ yếu tại bệnh biện Salpêtrière. Đó là một bệnh viện thần kinh tại Paris, được xây dựng theo lệnh của Vua Ludwigs XIV. Ngày nay bệnh viện ấy vẫn thuộc trường Đại học mang tên Hôpital Pitié Salpêtrière.

Jean-Martin Charcot (1825-1893), là vị giáo sư y khoa tại Trường ĐHTH Paris và là một trong những nhà thần kinh học nổi tiếng và quan trọng nhất thời bấy giờ. Ông được mời đến làm việc tại bệnh viện Salpêtrière vào năm 1862. Tại nơi đó, ông đã từng chữa bệnh, nghiên cứu và giảng dạy trong nhiều năm ròng.Rất nhiều học sinh của ông sau này đã trở thành những nhà thần kinh học nổi tiếng như Babinski và Gilles de la Tourette. Charcot lúc giảng bàiCharcot lúc giảng bài.Nhiều người trong bức tranh này sau đó đã trở nên rất nổi tiếng và trở thành những nhà thần kinh học có tên tuổi.

 

Charcot đã từng chứng minh rằng chứng liệt hysteria (tên gọi ngày nay là “rối loạn vận động phân ly”) sẽ được chữa khỏi bằng liệu pháp Thôi Miên, nhưng lại không thực hiện được với chứng liệt hữu cơ.Mặc dù Charcot đã có công trong việc khiến thuật Thôi Miên được xem xét một cách nghiêm túc với tư cách là hiện tượng cần được nghiên cứu, nhưng lý thuyết mà ông đưa ra lại hoàn toàn sai lầm. Ông chỉ nghiên cứu Thôi Miên ở một số ít các bệnh nhân bị bệnh hysteria, mà ông cũng chưa từng tiến hành thôi miên họ. Ông chỉ giao nhiệm vụ này cho những bác sĩ trợ lý của mình thực hiện. Jean-Martin CharcotJean-Martin Charcot

 

Pierre Janet, người từng làm việc dưới quyền Charcot tại bệnh viện Salpêtrière, đã chỉ ra rằng ba trạng thái của “grand hypnotisme” mà Charcot đưa ra lại không he có gì khác biệt với bất kỳ những cách thức hành vi nao được những bệnh nhân tiếp nhận từ nhà Thôi Miên.Tuy nhiên, chinh ông cung vẫn tiếp tục nghiên cứu về Thôi Miên và phát hiện ra rằng một số bệnh nhân khi được Thôi Miên đã có những trải nghiệm rằng mình là một người khác (chứng đa nhân cách hoặc theo cách nói hiện nay là bị rối loại nhân cách phân ly).Những công trình nghiên cứu của Janet không những chỉ gây ảnh hưởng cho Freud và Breuer trong những nghiên cứu về hysteria, mà còn ảnh hưởng tới cả tâm lý học cá thể của Adler và thuyết phức hợp của Jung Pierre Janet (1859-1947)Pierre Janet (1859-1947)

 

Tại thành phố Nancy có một vị bác sĩ địa phương tên là Ambroise Liébeault. Ông đã sử dụng thành công liệu pháp Thôi Miên để chữa bệnh sau khi đọc xong cuốn “Neurypnology” của James Braid.Để không bị mang tiếng là lang băm, ông đã không lấy tiền của bệnh nhân khi sử dụng Thôi Miên để điều trị.Đối với các đồng nghiệp của ông thì Ambroise Liébeault lại là người luôn không có cùng quan điểm. Năm 1882, ông đã giúp một bệnh nhân thoát khỏi bệnh đau hông (sciatica), khi mà người này đã từng được Hippolyte Bernheim (1837-1919), giáo sư của viện Y học tại Nancy điều trị mà không khỏi, vì vậy ngay sau đó ban than Bernheim cũng đã nghĩ Liébeault chính là một trong số những lang băm thời đó. Nhưng roi sự việc lại diễn ra khác hắn… Ambroise Liébeault (1823-1904)Ambroise Liébeault(1823-1904)

 

 

Giáo sư Bernheim đã bị thuyết phục bởi những kết quả nghiên cứu và công việc thưc tế của Liébeault, vì vậy hai người đã tiến tới cộng tác và bắt đầu cho những công việc sau đó. Trường dậy Thôi Miên của thành phố Nancy cũng từ đó ra đời và cuốn sách của Bernheim về Thôi Miên xuất bản năm 1886 đã thu được một thành công lớn.

Theo lý thuyết của Bernheim thì Thôi Miên là một trạng thái nâng cao sư cảm thụ, và được tạo ra bởi những ám thị, Quan điểm này đã được sự đồng tình của các bác sĩ tâm thần nổi tiếng như Forel và Bechterew. Rồi sau ngày mất của Charcot thì lý thuyết trường Nancy được công nhận một cách hoàn toàn và đã hoạt động một cách tích cực.

Leave a Reply