GiadinhNet – Thôi miên y khoa là khoa học nhưng không phải “thần pháp” chữa bách bệnh nên tuyệt đối không được lạm dụng.

Lời cảm ơn từ học viên qua cảm nhận video

Những kết quả bất ngờ về tốc độ đọc và khả năng ghi nhớ “ĐỌC SIÊU TỐC – HIÊU SÂU – NHỚ LÂU”:

Đôi điều tâm sự – Học viên Nguyễn Tuyết

Theo ông Phạm Vũ Khánh – Vụ trưởng Vụ Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), thôi miên chữa bệnh là phương pháp còn rất mới ở Việt Nam, nhưng tại các nước châu Âu như Nga, Đức, Pháp lại khá phổ biến. Hiện thôi miên đã được nghiên cứu sâu dưới dạng y học hiện đại nhưng nó không phải “thần pháp” để chữa bách bệnh nên tuyệt đối không được lạm dụng.
 
thoimien13 y khoa tai LB Duc

Chữa bệnh bằng thôi miên ở Trung tâm đào tạo thôi miên y khoa CHLB Đức.

 
Thôi miên y khoa là khoa học
Ông Phạm Vũ Khánh cho biết: Thôi miên là ngành khoa học đang được nghiên cứu chữa bệnh nhiều ở châu Âu, được ứng dụng nhiều nhất trong điều trị mất ngủ, trầm cảm, giảm và cắt cơn đau, những tác động hormon, thụ thai, chữa trị các loại bệnh rối loạn tâm căn, thân thể, rối loạn phân ly, rối loạn lo âu, mất ngủ, rối loạn ám ảnh sợ… và rất hiệu quả trong chữa các chứng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, các trạng thái nghi bệnh, các chứng đau, thần kinh, tâm bệnh, tự kỷ, ám thị… Bây giờ xã hội căng thẳng, nhu cầu chữa bệnh bằng thôi miên y khoa càng nhiều.
Ths.BS thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nói: “Một số người vẫn nhầm tưởng thôi miên là phép thuật. Thực tế thôi miên y khoa là khoa học và tôi đưa về Việt Nam đào tạo, chữa bệnh không dùng thuốc cho người Việt Nam. Chẳng hạn với trường hợp người bệnh mất ngủ, không dễ tìm được giấc ngủ sâu thì chỉ cần điều trị với các ám thị thôi miên ngắn là người bệnh có thể thiết lập lại giấc ngủ ổn định, khỏe mạnh. Đặc biệt, liệu pháp thôi miên giúp bệnh nhân ổn định thần kinh bằng ngôn ngữ”.
Ông Phạm Vũ Khánh cũng khẳng định: Thôi miên có thể điều trị giảm béo bằng cách ám thị cho bệnh nhân quay lại với hình ảnh thanh mảnh, thon thả xưa kia bằng cách tự ám thị ăn ít đi, tăng cường vận động, bỏ thuốc lá…
 
“Tự tập thôi miên sẽ rất
nguy hiểm”!
“Ai cũng có thể học thôi miên nếu muốn. Học kỹ thuật thôi miên thì không cần nhiều thời gian. Nhưng học trị liệu để chữa bệnh phải tìm những chuyên gia trị liệu giỏi để được học tốt và an toàn. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với việc tự tập thôi miên, đọc sách tự học thôi miên và thực hành vì kiến thức sẽ không toàn diện, sách vở không thể khám phá ngôn ngữ thân thể, không hiệu quả như mong muốn. Nếu để tự rơi vào trang thái thôi miên mà không biết cách sẽ rất nguy hiểm, kết quả thu được sẽ ngược lại với điều mong muốn (ví như muốn hết đau sẽ càng đau hơn, muốn hết buồn tủi lại càng buồn tủi hơn)…”.
 
Ông Nguyễn Mạnh Quân –
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khỏe –  thể – tâm trí – Liên hiệp các hội KH Việt Nam.

Không phải “thần pháp”

Tuy nhiên, ông Phạm Vũ Khánh cho rằng, chỉ định của thôi miên rất rộng nhưng không nên lạm dụng liệu pháp này. Bất kể một phương pháp điều trị nào cũng có những biến cố nhất định. Để giảm và tránh các biến cố xảy ra, bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ định và chống chỉ định của bác sỹ.
PGS – TS Võ Văn Bản (Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Việt Pháp) là một trong những chuyên gia hàng đầu về thôi miên ở Việt Nam, tác giả cuốn sách “Thực hành điều trị tâm lý” (NXB Y học) – cẩm nang chuyên khảo cho các bác sĩ, nhà tâm lý… ngành y, tâm lý học và giới thôi miên Việt Nam cho biết: Trên thế giới có nhiều liệu pháp tâm lý đang thịnh hành, trong đó có thôi miên. Nhưng nếu áp dụng tại nước ta thì cần phải xây dựng một số liệu pháp tâm lý phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, hoàn cảnh văn hóa, môi trường sống của người Việt Nam.

Ngày nay đa số các bác sĩ thường dùng kỹ thuật thôi miên bằng lời nói có áp dụng kỹ thuật thư giãn. Nhưng làm được điều này, cần phải nghiên cứu rõ nhân cách, sang chấn tâm lý, hoàn cảnh xuất hiện bệnh, các triệu chứng và đặc điểm văn hóa xã hội của chủ thể.PGS Võ Văn Bản – Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Việt Pháp) cho rằng, phải chú ý đến những chống chỉ định và hạn chế của thôi miên.  Đó là những người trong các trạng thái loạn thần cấp và mạn, các bệnh thực tổn, cơn động kinh, chậm phát triển và sa sút trí tuệ… Mặt khác, mọi người luôn phải cảnh giác, trước tất cả mọi việc, nên nghi vấn, phải đặt ra câu hỏi, không được dễ dàng tin những điều gì chưa rõ ràng.

Tuyệt đối không được lạm dụng
Theo ông Võ Văn Bản, trước buổi thôi miên, bác sĩ cần hỏi bệnh nhân về tác dụng của những buổi thôi miên trước, tiến triển và triệu chứng để rút kinh nghiệm cho những buổi tiếp theo. Ông cho rằng, có ít tai biến trong quá trình trị liệu bằng thôi miên.

Đôi khi xuất hiện những trường hợp chống đối thôi miên (người không chấp nhận hoặc tính ám thị không cao nên không hợp tác, hoặc hợp tác nhưng không thể “vào” trạng thái thôi miên), hay mất tiếp xúc với nhà trị liệu, các rối loạn phân lý, phản ứng loạn thần, cảm giác khó chịu… Những biến cố này không nguy hiểm.Nếu làm tốt liệu pháp giải thích hợp lý sẽ tránh được. Nhưng để giảm và tránh các biến cố xảy ra, trước hết phải tuân thủ đúng chỉ định và chống chỉ định, phải nghiên cứu rõ nhân cách, sang chấn tâm lý, hoàn cảnh xuất hiện bệnh của bệnh nhân để chữa cho phù hợp.

Ths.BS Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ, ảnh hưởng của liệu pháp thôi miên không đáng sợ vì người bị thôi miên vẫn luôn là chính mình. Đa số các trường hợp thôi miên có thể giúp ích cho người được điều trị.

Nhưng ông Phạm Vũ Khánh khuyến cáo: Bất kể một phương pháp điều trị nào cũng đều có những biến cố nhất định. “Quan điểm của tôi là muốn chữa phải có chỉ định của bác sĩ chuyên ngành. Người bệnh không nên lạm dụng phương pháp chữa bệnh thôi miên, mà chỉ nên sử dụng khi được chỉ định đúng bệnh.Tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm chữa bệnh, nhưng không phải bệnh nào cũng chữa được bằng thôi miên, cũng không phải ai cũng dễ dàng bị thôi miên. Ngay các bác sĩ trị liệu bằng thôi miên cũng vậy, không phải ai cũng có thể học được cách chữa bệnh bằng thôi miên y khoa, bởi đó là y học hiện đại…

 
Những độc giả quan tâm đến phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên có thể liên lạc với bác sĩ Quân theo số điện thoại: 0915093369. Hoặc có thể vào trang web: www.thoimien.vn để đăng ký khám bệnh.
 
Không nên áp dụng nguyên bản cách chữa của nước ngoài ở VN
“Thôi miên là liệu pháp sử dụng tác động tâm lý thông qua giao tiếp giữa thầy thuốc (nhà trị liệu) với người bệnh. Có rất nhiều liệu pháp tâm lý ở trên thế giới, mỗi nước có đặc điểm khác nhau nhưng không thể áp dụng nguyên bản các liệu pháp tâm lý của các nước vào điều kiện nước ta, mà phải xây dựng một số liệu pháp tâm lý phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, hoàn cảnh văn hóa, môi trường sống của người Việt Nam”.
PGS Võ Văn Bản
 
Chỉ phù hợp với một số đối tượng
Thôi miên là một phương pháp chữa bệnh cổ. Có thể hiểu “miên” là ngủ, “thôi” là tác động. Nghĩa là tác động để đưa người ta vào một cơn ngủ sâu. Nói cách khác chính là dùng tự kỷ và ám thị nặng của thầy để đưa bệnh nhân vào trạng thái vô thức. Thôi miên là đưa người ta vào trạng thái hôn trầm. Nó khác với nguyên tắc của khí công và thiền định là luôn luôn chính niệm, tỉnh giác… để triệt hết những vọng nghiệp bên ngoài, triệt hết những hư vọng bên trong. Cách thức này giúp cho người bệnh lấy lại được tâm sáng nhưng vẫn biết được những gì mình vừa làm.
Phương pháp này chỉ có tác dụng tức thời, chỉ phù hợp với một số đối tượng. Còn về lâu dài thì nó không có tín hiệu để mở công năng nên không thể chữa lành được tất cả mọi bệnh tật. Tôi cho rằng, phương pháp này không thực sự an toàn và chưa thể hiện hết tính khoa học. Những ai yếu thần kinh thì không nên áp dụng, những ai có khả năng thiền định và khí công thì cũng không nên đi chữa bằng thôi miên.
Bác sỹ Nguyễn Văn Thắng – Trưởng khoa Giải phẫu tế bào
BV Thanh Nhàn – Hà Nội.
Hà  Long (ghi)
 
Dương Hà
Nguồn: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/thoi-mien-khong-phai-phep-thuat-chua-bach-benh-20110728084833954.htm

Leave a Reply