Chữa nói lắp dùng thôi miên

Nói lắp là gì? Chỉ tính riêng ở nước Đức đã có tới khoảng 1 triệu người ít nhiều bị nói lắp. (Tuy nhiên không có một con số thống kê chính xác về hiện tượng nói lắp này. Nhưng dự đoán khoảng 1 phần trăm người lớn, và 4 phần trăm trẻ em tại Đức bị tật nói lắp). Nói lắp thường bắt đầu ở độ từ 2 đến 5 tuổi. Các bé trai có tỷ lệ mắc tật này cao gấp 5 lần so với các bé gái.

Nói lắp là tật có thể gây ảnh  hưởng lâu dài tới cuộc sống của người bị bệnh. Tật nói lắp cũng khiến người bệnh phải chịu dựng rất nhiều, nhưng rất tiếc những phương pháp đang dùng để trị liệu bệnh này thì đều không có tác dụng, hoặc có chăng thì cũng lả rất hạn chế.

Cho tới nay vẫn không có định nghĩa nào khái quát được toàn bộ vấn đề về tật nói lắp. Những định nghĩa đơn giản như „Nói lắp là hiện tượng lời nói bị ngắt quãng liên tục“, không thể được công nhận là toàn diện vì thông thường người ta không thể nhận biết triệu chứng của tật này, lý do là người nói lắp hay có những “chiến thuật” để tránh bị phát hiện rất hoàn hảo. (Những người bị tật này đã nhiều năm thường tránh dùng một số từ và âm nhất định nào đó, cũng như họ đặt câu sao cho họ có thể bỏ qua được các đoạn “nguy hiểm”). Bởi vậy, mọi cố gắng đưa ra định nghĩa bệnh nói lắp tới nay vẫn chưa được đầy đủ.

Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong cách diễn đạt lời nói. Có hai loại nói lắp: nói lắp dạng giật rung và trương lực. Nói lắp dạng giật rung có đặc điểm là một phần từ bị lặp lại, cụ thể là các chữ cái đầu mỗi từ lặp lại mỗi khi nói (D-D-D-Dachbalken). Nói lắp trương lực đặc trưng bởi sự kéo dài và ngưng khi nói. “Dachbbb…alken“. Ngoài ra còn có một dạng trộn lẫn của hai loại nói lắp trên. Các phần của từ vừa bị lặp lại và có các quãng dừng khi nói (—— Dachbalken).

Người ta rất thường thấy tật nói lắp ở trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Tật nói lắp sinh lý này thông thường sẽ tự khỏi. (Ngay cả việc nói lắp bắp ở trẻ em từ 4 tuổi trở xuống cũng không phải là một hiện tượng đáng lo lắng). Thông thường người nói lắp hay bị cảm giác mắc lỗi và xấu hổ, cảm thấy mình bị thiếu ý thức về bản thân, vì thế bị thiếu tự tin, và hay bị tự ti. Họ luôn xấu hổ về vấn đề ngôn ngữ mà họ mắc phải, và cảm thấy bản thân mình đã bị thua thiệt, vì đã không thể đạt được những thứ mà họ đáng ra có thể đạt được, nếu họ có thể nói trôi chảy. Người nói lắp thường có cảm giác mình vô giá trị. Trong lúc nói chuyện họ thường tránh nhìn vào mắt những người nghe, để cố gắng tránh và che dấu tật của mình. Họ hay thay thế nhũng từ khó bằng những từ khác. Với kĩ xảo né tránh này, một số những người có tật nói lắp, đã che dấu được tật của mình thành công, đến mức chính những người bạn thân của họ, cũng không hề phát hiện được là họ có tật.

Họ thường dùng những từ đệm không cần thiết như “em/ anh/có biết không” v.v…, vì những từ này sẽ giúp họ có thời gian để bắt đầu một câu nói dễ dàng hơn. Nhiều người nói lắp còn tránh giao tiếp  khi không cần thiết.  Chính vì vây, nó đã  dẫn đến những hạn chế tiếp theo trong sự phát triển về mọi mặt, cá nhân cũng như xã hội và công việc. Nói đến đây, thì ta đã hiểu nói lắp lại không còn đơn giản chỉ là một tật về ngôn ngữ nữa.

Thông thường mọi trải nghiệm mà những người bị tật nói lắp gặp phải, hay có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này của họ. Những đặc điểm nhân cách của họ sẽ được hình thành từ đó cũng như vẫn tiếp tục in đậm cho đến khi họ tới tuổi trưởng thành…

Chính bởi vậy mà nói lắp đã bị hoàn toàn tự động hoá

Nói lắp và Nguyên nhân…

Khi đề cập đến những nguyên nhân của những rối loạn về ngôn ngữ và phát âm, người ta thường bàn đến yếu tố tâm lý, di truyền hoặc cả những rối loạn nhỏ của não bộ. Tuỳ theo mỗi cách nhìn, mà cách tiếp cận điều trị sẽ được giải thích cụ thể hơn. Cá nhân tôi cho rằng cách nhìn được gọi là “đa nguyên nhân” có vẻ hợp lý nhất. Quan điểm này cho rằng, một rối loạn chỉ có thể xuất hiện thông qua việc tác động cộng hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng giống như các chứng bệnh khác, ở tật nói lắp người bệnh cũng có một khuynh hướng mắc bệnh, nhưng tật (bệnh) chỉ xuất hiện khi bị tác động bởi các yếu tố tâm lý khác. Tật nói lắp cũng chỉ bắt đầu xuất hiện trong những tình huống căng thăng hoặc ức chế về tâm lý.
Nói lắp không có nghĩa là người đó hoàn toàn không có khả năng nói trôi chảy, mà đó là một triệu chứng và  cũng chỉ xuất hiện trong những tình huống mâu thuẫn vô thức đằng sau bị đề cập. Một chứng minh nữa về yếu tố tinh thần ở đây, là những người bị tật nói lắp vẫn có thể nói trôi chảy ví dụ như khi họ nói chuyện với động vật, với trẻ nhỏ cũng như khi nói chuyện một mình , trong lúc hát, nói thầm hay đọc thơ… Và nữa, trong trạng thái thôi miên thì bất cứ người bị tật nói lắp nào cũng đều có thể nói một cách bình thường…Tại sao vậy?

Những liệu pháp thông thường vẫn hay dùng để chữa tật nói lắp:

Việc điều trị tật nói lắp, thông thường được tiến hành trong phòng khám trị liệu ngoại  (một vài giờ một tuần), bán (một vài buổi trong tuần) hoặc nội trú (ngủ lại nơi điều trị). Trong trường hợp điều trị gấp rút (thời gian biểu của cả ngày đều được bố trí để trị liệu) hoặc trị liệu ngắt quãng (đợt trị liệu khởi đầu với các khoá refresh, giữa các đợt có bố trí giờ nghỉ giữa khoảng cách các ca trị liệu).

Phần lớn các liệu pháp điều trị tật nói lắp đang được sử dụng hiện nay,  thì đều thông qua những bài luyện nói, và các buổi tập đó được tiến hành bởi các thày dạy nói,  và các nhà sư phạm chuyên về khuyết tật ngôn ngữ. Mục đích của việc luyện nói là tập để nói cho trôi chảy. Đây là một liệu pháp ngôn ngữ, chỉ có tập chung vào cơ chế phát ngôn, mà hoàn toàn bỏ qua việc xem xét nguyên nhân của tật nói lắp, bởi thế thất bại cũng là điều  đã được báo trước . Với cách thức điều trị này  người bệnh có thể đạt được những tiến bộ nho nhỏ, nhưng việc khỏi bệnh thì sẽ chẳng bao giờ có.

Những phương pháp trị liệu khác như: tập thư giãn (tập luyện tự sinh, Yoga, thiền) hay liệu pháp thở cũng chỉ dừng lại ở mức độ xử lý triệu chứng. Ngay cả khi sử dụng thôi miên, mà  người ta chỉ áp dụng biện pháp thư giãn và liệu pháp ám thị, thì cả dạng thức thôi miên liệu pháp này, cùng chỉ triệu chứng hoá mà không thể đem tới hiệu quả lâu dài.

Gần đây người ta đã đưa cả dược phẩm vào điều trị tật nói lắp. Những loại dược phẩm này có thể hạn chế một phẩn tật nói lắp, chừng nào khi người bệnh còn đang dùng thuốc. Loại dược phẩm tạo thư giãn cơ bắp, cho thấy tác dụng ít nhiều. Trong khi đó những loai thuốc giảm sợ hãi, lại không thấy phát huy được hiệu quả. Sau khi ngừng sử dụng thuốc, tật nói lắp trở lại như trước. Nhưng nếu dùng thuốc quá lâu, người bệnh phải tính đến các tác dụng phụ rất có hại có thể sẽ xảy ra sau đó.

Trong các liệu pháp ứng dụng điều trị hiên nay, thì nguyên nhân tâm lý,  hoặc hoàn toàn bị bỏ qua, hoặc chỉ được xem xét một cách hình thức. Ngay bản thân nhiều phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau, cũng chỉ dừng lại ở mức xem xét các triệu chứng khi điều trị tật nói lắp.

Trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, thì trị liệu bệnh nói lắp thường được tiến hành với những phương pháp sau đây: liệu pháp hành vi / liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm lý tổng thể, tâm lý cá nhân, liệu pháp phân tích tâm lý , liệu pháp ngắn hạn /liệu pháp hướng tới kết quả, lập trình thần kinh – ngôn ngữ học (NLP), liệu pháp thôi miên (M. Erickson), liệu pháp trẻ em / liệu pháp trò chơi, liệu pháp trò chuyện tâm lý, liệu pháp gia đình.

Gần đây đã có một số nhà tâm lý học, đã bắt đầu sử dụng tới phương pháp tìm kiếm nguyên nhân, để trị liệu bệnh nói lắp, nhưng rất tiếc kết quả đạt được vẫn chưa có gì đáng kể..

Nói tóm lại, tuy những phương pháp đang sử dụng để điều trị bệnh nói lắp ngày nay, đã được phối hợp dưới nhiều dạng khác nhau, và tạo thành những cách thức điều trị phức hợp, nhưng thông thường cũng chỉ xét đến cấp độ tìm cách xóa bỏ triệu chứng, chứ chưa phát hiện và xử lý được nguyên nhân của tật nói lắp. Vì thế chúng mới chỉ dừng lại ở những kết quả từng phần và thông thường là ngắn hạn.

stutter_exercises

Điều trị tật nói lắp bằng liệu pháp thôi miên

Với thực tế điều trị hiện nay thì không có gì ngạc nhiên, khi mà nội trong giới y khoa người ra vẫn cho rằng: “Không thể chữa khỏi tật nói lắp.” (Có thể tìm thấy trong cuốn “Pschyrembel”. Đây là cuốn “kinh thánh” của các nhà y khoa)

Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân bị tật nói lắp hoàn toàn có thể nói trôi chảy trong những tình huống thoải mái, không bị sợ hãi. Nói lắp sẽ xuất hiện nhiều hơn khi một tình huống ý thức, hoặc vô thức liên quan tới những nỗi sợ của bệnh nhân. Nếu người ta có thể giảm thiểu những lo sợ của người bệnh trong những tình huống đó, thì họ lại sẽ có thể nói dễ dàng và trôi chảy hơn.

Tuy nhiên còn có một biện pháp đặc biệt khác nữa của thôi miên. Từ cách đây nửa thế kỷ, nhà trị liệu Thôi Miên người Mỹ Dave Elman đã chỉ ra rằng, tật nói lắp hoàn toàn CÓ THỂ được chữa khỏi, thậm chí rất nhanh chóng bằng cách ứng dụng phân tích thôi miên. Dạng thức này là của Thôi Miên trị liệu (chứ không phải liệu pháp thôi miên ám thị thông thường) là liệu pháp duy nhất để tìm đến tận nguyên nhân và gốc rễ của tật nói lắp. Chính Elman đã chỉ ra rằng, thông thường ngay sau khi điều trị bằng Thôi Miên, thì tật nói lắp sẽ được cải thiện và cho kết quả lâu dài. Ông đã chứng minh rằng, chỉ cần một số ca trị liệu là có thể cải thiện hoặc chữa khỏi tật nói lắp một cách vĩnh viễn. Ngay cả việc bệnh nhân khỏi hẳn bệnh nói lắp chỉ sau một, hoặc hai ca trị liệu cũng không phải là điều hiếm thấy.

Cũng giống như những bệnh khác, tật nói lắp cũng vậy, nguyên nhân của nó thường không phải là một tổ hợp các vấn đề tâm lý phức tạp. Phần lớn các trường hợp, nói lắp xuất hiện trong một tình huống từ thủa nhỏ, ví dụ cậu con trai / cô con gái có một mâu thuẫn: muốn nói nhưng không được nói hoặc bị ép phải nói mặc dù lúc đó họ không muốn. Nếu tình huống là nguyên nhân gây bệnh được phát hiện và giải tỏa, thì lập tức khả năng phát bệnh của nó sẽ bị triệt tiêu. Tật nói lắp sẽ được cải thiện hoặc chữa khỏi hoàn toàn.

Có những băng đã thâu lại những cuộc hội thảo tập huấn của Dave Elman, trong đó đã có cả các bác sĩ cùng tham dự  với bệnh nhân của mình, và Elman thì trình diễn phương pháp điều trị trên. Thâm chí có cả những tài liệu (đoạn phim) cho thấy ông đã tìm ra nguyên nhân tật nói lắp của bệnh nhân ngay trong khi trình diễn. Và lập tức sau đó, tật nói lắp đã biến mất. Ông đưa ra những chỉ dẫn cho những bệnh nhân này: trong vòng 30 ngày tiếp theo nếu bị nói lắp trở lại, hãy nghĩ đến tình huống khởi phát bệnh đã được tìm ra, thì tật nói lắp sẽ lập tức biến mất. Và rồi vấn đề sẽ được giải quyết dứt điểm.

Dave Elman thực sự là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực thôi miên. Ông không những đã chỉ ra rằng, tật nói lắp là do một mâu thuẫn tâm lý mà còn khẳng định có thể chữa được tật này. Tuy nhiên ông đã nhấn mạnh: Vì bên cạnh vấn đề về ngôn ngữ, người bị tật nói lắp thường còn có những vấn đề khác nữa, do vậy sau khi điều trị thành  công tật nói lắp vẫn nên thực hiện các buổi trị liệu tiếp theo để điều trị các vấn đề còn lại.

Theo Th.s Nguyễn Mạnh Quân

Hiện nay Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học thôi miên Việt Nam
Đang mở lớp học có thể trợ  giúp người thoát khỏi nhiều chứng bệnh rất thành công. Phương pháp có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần thuốc,  bạn hoàn toàn có thể vận dụng trị liệu ngay tại khoá học bằng các kỹ thuật thôi miên Chỉ có tại Châu Âu lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Khoá học nâng cao sức khoẻ” Khơi nguồn sức sống mới” vận dụng những phép” thần thông” để người bệnh tự trị liệu bệnh cho chính mình !

Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoi-nguon-suc-song-moi/

Leave a Reply