Thiếu tập trung

Những lý do gây mất tập trung và ngừa bệnh bằng thiền

Có thể chữa bệnh thiếu tập trung ngay tại lớp học Khơi nguồn sức sống mới, xem thông tin : https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoa-hoc-khoi-nguon-suc-song-moi/

 thieu-tap-trung

Đột nhiên có những lúc bạn quên hoặc thiếu tập trung trong công việc. Bạn thường xuyên không nhớ mình để chìa khóa ở đâu hoặc “ngủ mơ” ngay cả khi đang nói chuyện với người khác…? Đó là do cuộc sống quá bận rộn, bạn bị hội chứng giảm trí nhớ hay còn những nguyên nhân nào khác?

Có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra chứng “lãng đãng” của bạn.Vậy tại sao bạn lại rơi vào tình huống này? Và bằng cách nào để bạn có thể thoát khỏi rắc rối đó?Suy nhược
Thiếu tập trung là một trong những triệu chứng phổ biến của tình trạng suy nhược. Suy nhược có thể khiến chúng ta không thể làm việc hoặc học hành hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tránh suy nhược, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần – Ảnh: Shutterstock

Quá tải về công nghệ thông tin
Máy tính, di động, Iphone, Ipod… đều tác động đến khả năng tập trung. Ở phương diện nào đó, bộ não của chúng ta như một người thư ký, giúp chúng ta sắp xếp công việc, tổ chức thời gian nhưng càng cố kiêm nhiệm nhiều việc, não càng khó tập trung.
Việc học các kỹ năng tổ chức cơ bản như liệt kê công việc cần làm, duy trì kế hoạch trong ngày như đã định, có thể giúp cải thiện tình trạng mất tập trung. Ngoài ra, hạn chế xem TV liên tục hay “ngồi thiền” bên internet; thậm chí đặt ra thời gian “phi công nghệ” cho cả nhà là sau khi ăn hoặc trước giờ đi ngủ… cũng giúp cải thiện tình trạng mất tập trung.
Nhưng nếu cách này không làm thay đổi tình hình thì bạn nên đi khám.

Thiếu ngủ

Khi không dành đủ thời gian để đôi mắt và não bộ được nghỉ ngơi (khoảng 7-8 giờ/ngày), bạn dễ nổi nóng, đầu óc mụ mị, không hoàn thành công việc trong ngày như dự kiến… như là đương nhiên. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn thiếu tập trung ở ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa bệnh.
Nếu ngủ không ngon giấc, không tỉnh táo khi tỉnh dậy, tính khí thay đổi thất thường, khó tập trung v.v. thì nên đi khám.

Lo lắng trong công việc
Tất nhiên, không mấy ai hài lòng hoàn toàn với công việc của mình, lúc thì lỡ lời trước mặt khách hàng, khi thì bị “sếp” nhận xét không tốt. Môi trường làm việc thiếu tổ chức, dự án kém hấp dẫn cũng khiến ta sao nhãng, kém tập trung. Điều này là lẽ thường. Nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, bạn thường xuyên không hoàn thành công việc theo yêu cầu, không đúng hẹn, luôn bị phân tâm, luôn trục trặc với các dự án, không hứng thú với công việc v.v. thì lại là vấn đề khác. Bạn nên đổi việc… Nhưng tình hình không cải thiện dù bạn đã đổi chỗ làm vài ba lần trong năm thì giải pháp cuối cùng là đến gặp bác sỹ.

Căng thẳng
Căng thẳng dễ khiến người ta mất tập trung nhất. Giới chuyên môn cho biết, “stress” tác động trực tiếp lên các trung tâm thần kinh nhận thức – nơi chịu trách nhiệm cho ra những suy nghĩ sắc bén, nhanh nhạy.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin – Madison phát hiện được rằng, những kĩ thuật thư giãn của thiền có thể giúp tăng khả năng chống phân tâm.

Lười vận động
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tập luyện thường xuyên có thể giúp đầu óc trở nên nhanh nhẹn, sắc bén, tăng khả năng học hỏi và tăng trí nhớ. Nó hữu ích ngay cả với người mắc chứng rối loạn trí nhớ. Vận động còn giúp bạn tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, tiêu hóa tốt, nhờ thế có giấc ngủ ngon hơn về đêm.

Lạm dụng chất cồn hoặc thuốc
Phụ thuộc vào chất cồn và thuốc có thể làm cho chức năng của não bộ hoạt động kém. Ngay cả thuốc có bác sĩ kê toa cũng có thể ảnh hưởng, vì vậy bạn cần được khám bệnh.

Thay đổi hoóc môn
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường gặp rắc rối về tập trung và hay quên.

Mãn kinh
Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Y khoa thuộc Trường đại học Rochester (Mỹ), thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ có tinh thần kém sắc bén.

Đột quỵ
Lưu lượng máu trong não có vấn đề có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể, kết quả là đôi khi bạn mất trí nhớ hoặc mất tập trung.

Tuyến giáp có vấn đề
Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả có thể làm cho hoạt động tế bào não bị thay đổi.

Thiếu máu
Cơ thể yếu và suy kiệt có thể do thiếu tế bào máu đỏ vì oxy không được vận chuyển đến các mô. Thiếu máu có thể được chữa trị nhờ thay đổi thói quen sống và bổ sung dinh dưỡng.

Tổn thương đầu
Một cú đánh trúng đầu khi chơi thể thao có thể gây rối loạn tạm thời. Những vết thương nghiêm trọng hơn như tai nạn xe có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Cả hai tai nạn này đều có thể dẫn đến việc gặp khó khăn về sự tập trung.

Mất trí
Những căn bệnh như Alzheimer có thể gây hư hại não, và mất trí nhớ ngắn hạn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh Alzheimer.
Dưới đây là ba phương pháp giúp duy trì sức khỏe tinh thần tốt hơn, theo Giáo sư Lucas của tạp chí Health 24: Tạo ra một số hoạt động tinh thần như học ngoại ngữ mới hoặc học chơi nhạc cụ; tập thể dục cũng là cách giúp tim mạch và phổi khỏe mạnh; đảm bảo ngủ đủ giấc và có thời gian thư giãn.

Thiền- ngừa bệnh mất tập trung
Qua nhiều nghiên cứu chứng minh, phương pháp này cực kỳ hiệu quả cho cả thể trạng và tinh thần khi con người luôn bồn chồn lo lắng. Các sách y học cổ cho rằng, ngồi thiền chẳng kém tập luyện, có tác dụng rèn luyện bộ não khi cơ bắp suy yếu, giúp cơ thể trở lên mạnh mẽ hơn.
Tạp chí khoa học về thể chất con người mới đây đã chứng minh được rằng, thiền rất tốt để giúp tăng khả năng tập trung của não bộ. Nghiên cứu cũng kết luận, thiền cao độ có khả năng giúp não bộ tập trung rất tốt, tránh được những nguy cơ mệt mỏi liên tục. Ngồi thiền một mình cũng tốt hơn là cả nhóm, việc chứng minh thiền giúp xử lý tốt thông tin mới hiện đang được các nhà khoa học kiểm chứng thêm và đưa ra kết luận cho rõ ràng.
Nghiên cứu tác dụng của thiền được đưa ra sau khi 13 nhà khoa học được dẫn dắt bởi nhà khoa học hàng đầu Katherine MacLean của ĐH California khẳng định: Nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1970, tập trung vào những nhà sư họ đã ngồi thiền thường xuyên trong nhiều năm và họ đã làm những bài test tốt hơn những người bình thường. 5 năm qua, nghiên cứu cũng đã chỉ ra, thiền làm tăng tập trung với những người đã nghỉ tập luyện cơ thể. Một nghiên cứu khác gồm 60 người chia thành 2 nhóm, nhóm 1 tại trung tâm thiền ở núi Shambhala, nhóm thứ 2 cũng gần đó, tất cả đều ngồi thiền trong 3 tháng. Kết quả cho thấy: Sẽ tập trung hơn với những nhóm khi ngồi thiền trên 5 giờ/ngày.
Qua những thử nghiệm này cũng cho thấy, thiền là rất tốt cho não ngay khi bắt đầu tập luyện, trong khi ngồi thiền thì não bộ tập trung chính xác hơn, phản ứng rõ ràng và rành mạch. “Tôi không quá quan tâm tới vấn đề thử nghiệm, nhưng gần đây tôi thường ngồi thiền 5 phút/ngày theo lời đề nghị của GS thiền học Marsha Linehan tại ĐH Washington, điểm ngồi thiền tại các công viên hay góc phố với mục đích để cải thiện tâm tính và sự tập trung, sau khi rèn luyện trong khoảng 5 tuần, tại công viên High Line thì tôi có kết quả thưc sự kỳ diệu, tôi tập trung hơn trong công việc, tôi không còn sợ sệt những điều nhỏ, hướng sự tập trung tốt hơn”- một bệnh nhân sau khi học thiền tâm sự.
Một nghiên cứu khác tại ĐH North Carolina cho thấy, sinh viên sẽ cải thiện tốt kỹ năng nhận biết của họ sau khi ngồi thiền 4 ngày, mỗi ngày 20 phút. Thử nghiệm ở trên máy tính cho thấy, sinh viên ngồi thiền thì tập trung hơn 10 lần so với những người khác, nó cũng giúp cải thiện khả năng thông tin có ý nghĩa, xử lý vấn đề đúng thời gian hơn.
Cho tới bây giờ không thể chứng thực thiền có khả năng chữa mọi bệnh, nhưng rõ ràng chịu khó thiền giúp bệnh nhân thoát khỏi cảnh bối rỗi, lúng túng và những nặng nề gây phiền toái. Trong nhiều trường hợp những bệnh lý này sẽ dẫn tới nguy cơ tự vẫn. Như vậy, nhiều học viên thừa nhận rằng, việc giữ yên nặng toàn cơ thể chính là cách tốt để rèn giũa đầu óc bằng thiền. Cuối cùng hơn cả là thiền giúp bộ não tập trung hơn, lôi cuốn bạn nhiều thông tin hơn. Nhưng chưa chắc đã đánh giá quá khả năng thông tin trong óc bạn nắm giữ.

Nguồn: http://thienung.com.vn

Leave a Reply