Những hiểu lầm, tranh cãi quanh chuyện thôi miên

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Không phải chỉ ở Việt Nam, mà gần như ở bất cứ nước nào trên thế giới khi thôi miên bắt đầu xuất hiện thì cũng tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm và tranh cãi.

Giảm cân từ 97kg- tự động giảm 11kg không cần ăn kiêng hay luyện tập

Giảm 9 kg sau 2 tháng học phương pháp đặc biệt

1001 Kết quả thực tế – Học viên tự trị liệu nhiều loại bệnh mãn tính

Ngày nay, mặc dù trên thế giới liệu pháp thôi miên đã được nghiên cứu rất kỹ và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống- đặc biệt là lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng ở Việt Nam chúng ta vẫn còn đang có những hiểu lầm, thậm chí có một số người còn lạm dụng thuật ngữ thôi miên để gây nên những rối loạn, mất trật tự an toàn trong xã hội.

Thuật ngữ “thôi miên” trên thế giới

Thuật ngữ thôi miên thật ra chỉ là một từ để chỉ một trạng thái của tinh thần, trạng thái này nằm xen kẽ giữa ngủ và thức. Trạng thái thôi miên luôn có trong cơ thể của con người kể từ khi loài người sinh ra đến nay. Chỉ có điều, bằng cách nào thì họ đi được vào trạng thái thôi miên và khi nào thì họ tự động đi vào trạng thái ấy.

Ngoài ra, ở mỗi một dân tộc, mỗi một nền văn hóa trạng thái thôi miên lại được gọi bằng một tên gọi khác nhau và họ cũng lại sử dụng trạng thái thôi miên vào những mục đích khác nhau. Ví dụ, người ta ngồi thiền (nếu khi nào họ vào được trạng thái của thiền) thì đó cũng chính là trạng thái thôi miên, cái khác ở đây chỉ là vào trạng thái thôi miên để nghĩ về cái gì và làm gì? Những phong tục, nghi lễ cầu xin được tổ chức mỗi khi vào mùa săn bắn của thổ dân da đỏ, hay những nghi lễ cầu xin may mắn cho mùa trồng trọt hoặc những “phép thuật” hình nhân thế mạng (Voodoo) ở Nam Mỹ, Haiti…

Lần theo vết tích mà thôi miên để lại thì ít nhất đã từ khoảng 500 năm trước Công nguyên, các tu sĩ đã sử dụng thôi miên để chữa bệnh thông qua “ giấc ngủ thần” tại đền Ai Cập. Đến thời kỳ Trung cổ tăm tối tại Châu Âu, người ta đã sử dụng thôi miên để “đuổi ma”, “gọi hồn”, “trừ tà”…, và tất cả những người làm việc này đã được mệnh danh là các “thầy phù thủy”. Những “phép thuật” mà họ sử dụng được coi là “phép thuật của quỷ dữ”, chính vì vậy mà các thầy phù thủy thời đó đã bị săn đuổi, truy tìm và thiêu sống hàng loạt…

Vào khoảng năm 1775- khi mà Fanz Anton Mesmer, vị bác sĩ người Đức- cho rằng việc rối loạn và mất cân bằng năng lượng sinh học trong cơ thể làm cho con người bị ốm yếu, đồng thời ông cũng lầm tưởng là bản thân mình có một nguồn năng lượng đặc biệt. Chính vì thế, ông đã từng nổi tiếng là cha đẻ của cái gọi là “ nhân điện” một thời.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19, ngành y mới bắt đầu chính thức quan tâm đến thôi miên liệu pháp và đưa vào trị liệu cắt cơn đau và giảm đau, chữa những bệnh đau. Khi mà vị bác sĩ người Anh James Braid (1795- 1860) bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng nó trong nha khoa, thuật ngữ “thôi miên” (hypnosis có nghĩa là giấc ngủ thần bởi Hypno- là tên vị thần giấc ngủ của Hy Lạp) cũng do James Braid đặt ra kể từ ngày ấy. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, từ đó đến nay thôi miên đã được các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới liên tục nghiên cứu và thôi miên cũng từ đó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Nói như vậy nhưng mãi tới năm 1955, Hiệp hội các Bác sĩ Anh Quốc mới công nhận thôi miên là một liệu pháp chữa bệnh chính thức và đưa vào ứng dụng trong ngành y tế nước này.

Năm 1958, Hiệp hội các Bác sĩ Hoa Kỳ cũng chính thức công nhận thôi miên liệu pháp. Từ đó, tất cả các khoa y (trường đại học y) tại Hoa Kỳ đều bắt buộc phải dạy cho học viên các kỹ thuật cơ bản của thôi miên trong các khóa giảng dạy. Tiếp đó là sự công nhận tại các nước như Thụy Sĩ… và hiện nay là tại Đức.

Trường Đại học Tổng hợp Tuebingen  và Trường Đại học Essen  tại Đức đã từ lâu còn thành lập một khoa nghiên cứu riêng về liệu pháp thôi miên và hiệu ứng Placebo, Nocebo.

Để vào được trạng thái thôi miên, không nhất thiết phải do tác động của người khác mà người ta có thể tự đi vào trạng thái thôi miên (tự thôi miên). Khi cơ thể con người ở trạng thái thôi miên thì tần số não của chúng ta bắt đầu từ tần số beta: Từ 14- 38hz (trạng thái tỉnh bình thường) từ từ hạ xuống tần số alpha từ 8- 14hz và tần số theta từ 4- 8hz. Ở những dải tần số não này, bộ não của chúng ta có khả năng tập trung cao độ vào một vấn đề hay một sự việc nào đó (gấp nhiều lần), nhưng ý thức hệ lại không quan tâm đến những vấn đề khác. Cũng ở những dải tần số não này, khả năng tiếp nhận ám thị của bộ não đạt tới mức cao nhất. Đồng thời, họ cảm nhận được thậm chí tới từng hoạt động của cơ thể (nếu họ muốn hoặc nếu họ để ý)…

Dựa vào những điểm đặc biệt này của bộ não khi con người trong trạng thái thôi miên mà trước đây, thôi miên cổ điển đã dựa vào đức tin của con người, các “thầy”  đã đưa những ám thị trực tiếp để làm cho thân chủ của họ thay đổi, cũng vì vậy mà phần lớn người ta đều tưởng rằng những sự thay đổi đấy là do phép thuật của các ông “thầy” tạo ra.

Ám thị trực tiếp và gián tiếp

Sau khi khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp thôi miên thì các chuyên gia trị liệu theo phương pháp cổ điển vẫn dựa vào khả năng tiếp nhận ám thị cao độ của bộ não khi con người ở trong trạng thái thôi miên, để đưa ra những ám thị trực tiếp và tập trung vào biểu hiện của những bệnh tật làm cho các biểu hiện ấy (ví dụ như đau, buồn, căng thẳng…) mất đi và thay thế vào đó bằng những cảm giác khác (ví dụ như dễ chịu, thoải mái, thanh thản…).

Kể từ những thập niên 1960 và 1970, khi nhà tâm lý học người Mỹ Milton Erickson nghiên cứu và thay thế những ám thị trực tiếp bằng phương pháp đưa ám thị gián tiếp (thôi miên hiện đại) thì các nhà trị liệu theo kiểu thôi miên hiện đại này lại sử dụng khả năng cảm nhận cao của con người trong trạng thái thôi miên, để họ đưa ra những ám thị gián tiếp, tiếp xúc với những kinh nghiệm và cảm xúc tích cực mà thân chủ của họ đã có từ trước, kích hoạt những kinh nghiệm và cảm xúc này hoạt động động trở lại. Thậm chí, họ gợi ý những hình ảnh đẹp đẽ để kích hoạt cả những cảm xúc tích cực trong tương lai…

Dựa vào đó, họ sẽ giải tỏa và  thay đổi gần như tất cả những cảm nhận và cảm xúc tiêu cực mà thân chủ của họ đang phải chịu đựng bằng những cảm xúc, cảm giác hoàn toàn tích cực, dễ chịu và thoải mái…

Cũng vì khi cơ thể con người ở trong trạng thái thôi miên thì bộ não của con người có khả năng tiếp nhận ám thị cao độ, nên khi thân chủ ở trong trạng thái này các chuyên gia trị liệu sẽ thiết lập một phản xạ có điều kiện (hiệu ứng Paplov), đây chính là chiếc neo cảm xúc để thay thế những cảm xúc, cảm giác tiêu cực bằng những cảm xúc, cảm giác tích cực. Trong khi trị liệu, các chuyên gia trị liệu còn đưa ra những ám thị hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp làm cho cơ thể và tinh thần thân chủ của họ tuyệt đối thư dãn.

Thông qua việc này, người ta đã kích hoạt được sự đàn hồi của bề mặt da trên cơ thể, tiếp xúc được vơí hệ thần kinh thực vật, làm ổn định hàng loạt hệ thống chức năng của cơ thể như hệ trao đổi chất, hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nội tiết tố… làm cho khí huyết lưu thông; ngoài ra, bằng phương pháp phân tích thôi miên, các chuyên gia trị liệu còn đưa thân chủ của họ quay ngược lại những cảm xúc tiêu cực mà họ đã từng bị chịu đựng, dồn nén, để cho họ trải nghiệm lại, sau đó giải tỏa tất cả những cảm xúc, những  năng lượng tiêu cực đang bị dồn nén, ách tắc này. Ngoài ra trong trị liệu, các chuyên gia cũng kích hoạt và phát huy tối đa tác dụng của hiệu ứng Placebo (hiệu ứng giả dược)…; cũng chính bởi thế mà cơ thể con người được khỏe mạnh trở lại và chiến thắng được hầu hết mọi bệnh tật.

Trong trạng thái thôi miên, ý thức hệ của chúng ta không quan tâm tới những vấn đề khác, nhưng không đồng nghĩa với việc họ bị mê man, bất tỉnh mà ngay cả khi con người ở trạng thái thôi miên sâu nhất thì người ta vẫn hoàn toàn tỉnh táo, vẫn luôn luôn nhận biết và nhận thức được những việc mà họ đang làm. Tất cả mọi ám thị chỉ có thể diễn ra trên cơ thể và tinh thần của họ, nếu họ hoàn toàn đồng ý và nội dung của những ám thị đó họ phải rất thích và rất muốn được có. Cũng chính bởi vậy mà không ai có  thể đưa ra những ám thị để ép hoặc lừa một con người thay đổi hoặc thực hiện những việc mà họ không muốn, hay trái với luân thường đạo lý của chính  họ.

Nguyễn Mạnh Quân

Báo Lao Động

http://laodong.com.vn/Khoa-hoc/Nhung-hieu-lam-tranh-cai-quanh-chuyen-thoi-mien/103481.bld

Leave a Reply