Nên sử dụng thôi miên trong hệ thống pháp luật?

phap-luat-trong-thoi-mien

Thôi miên được áp dụng và sử dụng rộng rãi trong tâm lý học lâm sàng và tâm lý trị liệu để giúp bệnh nhân nhớ lại các sự kiện, đặc biệt là sự việc kinh hoàng bị quên lãng.
Nhà tâm lý học lâm sàng và các nhà tâm lý trị liệu thực hiện phương pháp này đối với các bệnh nhân, có nghĩa là, cho phép họ kể lại các sự kiện ở một độ tuổi nhất định, hoặc một khoảng thời gian nhất định. Khả năng của thuật thôi miên là giúp bệnh nhân nhớ lại những yếu tố quan trọng được áp dụng trong hệ thống pháp luật để chủ yếu giúp nạn nhân bị  hiếp dâm nhớ ra thủ phạm.
Những trường hợp pháp lý thực tế đã sử dụng thôi miên
Trường hợp ở Ann Arbor (1977): Hai y tá đã bị buộc tội làm ngộ độc chín bệnh nhân tại Bệnh viện Veterans Administration ở Ann Arbor, bang Michigan do một nạn nhân “đã nhớ ra” sự hiện diện của một trong hai y tá tại phòng của ông, sau khi ông bị thôi miên bởi các nhân viên FBI . Tòa án đã kết tội hai y tá đó, nhưng thẩm phán sau này và các công tố viên đã không thử cách thức này nữa.
Trường hợp ở Chowchilla (1976): Thông qua thôi miên, tài xế xe buýt nhớ lại hai trong ba chữ số trên giấy phép chiếc xe của kẻ bắt cóc ngay cả sau khi ông với 26 học sinh bị chôn sống dưới lòng đất trong một mỏ đá. Những kẻ bắt cóc đã bị săn lùng và truy tố.
Nhược điểm của việc sử dụng thuật thôi miên để nhớ lại sự kiện
Mặc dù thôi miên đã chứng tỏ tính hữu ích của nó trong trường hợp ở Chowchilla, các y tá trong trường hợp ở Ann Arbor lại không phục. Điều này cho thấy rằng thôi miên không phải lúc nào cũng giúp mọi người nhớ lại tốt hơn, đặc biệt là trong các tình huống quan trọng trong cuộc chiến pháp lý. Dưới đây là những lý do tại sao thôi miên không phải lúc nào cũng được sử dụng để nhớ lại các sự kiện:
Cá nhân được thôi miên nhớ thông tin chính xác hơn. Nadon, Lawrence và Perry (1991) cho thấy nhóm người trong  một băng video tham gia một vụ cướp vũ trang, và được yêu cầu nói chi tiết về nó. Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia thôi miên hai lần sau khi nhìn thấy cuốn băng, hai lần sau một tuần, một lần trong thôi miên và một lần sau khi thôi miên. Họ nhận thấy rằng người tham gia thôi miên nhiều hơn nhớ được nhiều chi tiết đúng-sai của sự việc hơn  những người khác.. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, người tham gia thôi miên nhiều sẵn sàng nói ra bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí họ, dù có hoặc không bị thôi miên.
Một số nhà thôi miên sử dụng câu hỏi dẫn dắt. Cá nhân bị thôi miên dễ bị tổn thương và các câu hỏi dẫn dắt  có thể ảnh hưởng đến họ trong việc thiết lập trí nhớ giả  thay vì nhớ lại những thông tin thực tế.
Cá nhân bị thôi miên cho thấy sự tự tin cực độ vào trí nhớ giả của họ, không giống như các cá nhân không bị thôi miên. Bởi vì qua các bài kiểm tra được tạo ra cho những người nói dối, cá nhân bị  thôi miên không có khả năng chống lại nó, họ tin rằng những gì họ nhớ lại là sự thật. Họ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ và niềm tin về tính trung thực trong trí nhớ giả của họ. Jane Dywan (1995) giải thích, cách thôi miên đó cho bạn cảm giác quen thuộc để “nhớ lại ” những điều đã xảy ra.
Làm thế nào để sử dụng thôi miên trong hệ thống PL một cách hiệu quả?
Thôi miên đã chứng minh được hữu ích của nó trong một số trường hợp. Do độ tin cậy có vấn đề của nó, Santrock (2003) khuyên tòa án các bang cho phép sử dụng phép chứng thôi miên và một số nhà tâm lý học lâm sàng làm theo những đề nghị:
Sử dụng các chứng cứ được chứng thực. Trong trường hợp ở Chowchilla, lời khai của học sinh cung cấp bằng chứng xác thực trong trí nhớ của tài xế xe buýt. Tuy nhiên, nó sẽ tốt hơn nếu- trong trường hợp Ann Arbor- các bệnh nhân được hướng dẫn để nhớ tên, thay vì chỉ nhận ra khuôn mặt của các y tá bị buộc tội.
Tránh sử dụng câu hỏi dẫn dắt, cho phép những người tham gia càng sẵn sàng càng tốt. Điều này là để giảm thiểu khả năng tạo ra trí nhớ giả.
Chỉ sử dụng thôi miên khi cần thiết. Một số hướng dẫn không thôi miên có thể hỗ trợ trong việc ghi nhớ và điều quan trọng là sử dụng các cách khác trước khi dựa vào thôi miên. Điều này cho phép lượng thông tin thu hồi được nhiều hơn cũng như các nhân chứng được đánh giá là “sáng suốt” và không bị “tẩy não”.

 

Theo General-psychology.weebly.com

 

Quỳnh Nga

Báo Lao Động

http://laodong.com.vn/The-gioi/Nen-su-dung-thoi-mien-trong-he-thong-phap-luat/103290.bld

Leave a Reply