(khoahocdoisong.vn) – Với 17 năm liên tục trong nghề trị liệu và đào tạo chuyên gia tâm lý trị liệu tại châu Âu và tại Việt Nam, nhà nghiên cứu và trị liệu thôi miên Nguyễn Mạnh Quân đã đưa ra 7 phương pháp đặc biệt để có thể phòng tránh và tự trị liệu bệnh tật cho mình.

(Link gốc bài báo trên Khoahocdoisong.vn TẠI ĐÂY)

* Phương pháp chữa bệnh từ tâm lý và não bộ
* Những phương pháp chữa bệnh “độc nhất vô nhị” – không dùng thuốc này, được kết hợp dựa trên nền tảng của những phương pháp chữa bệnh đã được nghiên cứu và sử dụng độc quyền trong quân đội Mỹ và châu Âu từ những năm chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên tới nay.
* Những thủ pháp và kỹ thuật tự trị liệu đặc biệt giúp cân bằng năng lượng, giản tỏa mọi sự căng thẳng trong tâm lý sâu, ách tắc trong não bộ, tác động vào bộ phận não bò sát và hệ thần kinh trung ương để thay đổi những phản xạ có điều kiện tiêu cực để chữa lành bệnh tật mạn tính.
*  Ít nhất có tới 70% những người tham gia khoá huấn luyện đều sẽ được thay đổi và chữa khỏi hẳn các căn bệnh đau mạn tính ngay trong ngày thứ 2.
* “Chứng đau cổ vai gáy suốt 2 năm, khỏi ngay sau 20 phút trị liệu”.
* “Hết đau thoái hóa cột sống xương khớp mãn tính 20 năm, chỉ sau 45 phút trị liệu”.

90% nguyên nhân gây bệnh là do tâm lý

Ngày nay khoa học đã tìm và chứng minh được rằng, hầu như tất cả (khoảng 75 – 90%) nguyên nhân của các biểu hiện bệnh lý cả ở trên cơ thể và tinh thần, đều bắt nguồn từ việc bị ức chế tâm lý (kể từ bệnh thoái hoá xương khớp, lệch và thoát vị đĩa đệm, trầm cảm cho đến các bệnh ung thư và những căn bệnh thuộc hệ miễn dịch khác).

Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, con người đã tìm ra rất nhiều những phương pháp để phòng tránh và chữa trị bệnh tật. Nhưng một hiện trạng thực tế là càng ngày chúng ta càng gặp nhiều loại bệnh, thậm chí nhiều bệnh nan y, mà cho đến nay y học chưa tìm ra cách để chữa trị được.

Có những căn bệnh trước đây chỉ có ở người lớn tuổi như mất ngủ, thoái hóa xương khớp, mất tập trung, suy giảm trí nhớ… thì nay đã xuất hiện và tấn công vào những người trẻ tuổi. Thậm chí, những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm như trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, còn đang lan rộng rất nhanh ở nhóm các em học sinh, sinh viên…

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, trong đó đầu tiên phải kể tới việc chúng ta đã không nhận diện được tâm lý chung của con người ngày nay, đặc biệt là tâm lý của người Việt Nam chúng ta đã thay đổi. Tiếp theo là bởi stress và những tác động của việc ô nhiễm môi trường sống (ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm thông tin…).

Những thói quen không lành mạnh, không phù hợp với cơ chế vận hành và không phù hợp với sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Từ việc ô nhiễm môi trường sống, dẫn tới việc thần kinh bị căng thẳng, giấc ngủ bị xáo động, bộ não bị ức chế bởi phải tiếp cận và xử lý quá nhiều thông tin rác, thông tin tiêu cực.

Cơ thể tiếp xúc với quá nhiều hoá chất độc hại, dẫn đến việc tổn thương tế bào, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu hụt và rối loạn Enzym dẫn đến làm rối loạn chức năng chuyển hoá của cơ thể, tạo nên sự rối loạn trong việc phân chia, làm mới tế bào, gây ra sự ách tắc, cản trở cho việc đào thải độc tố của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Những thói quen không phù hợp như sử dụng các chất kích thích, ngủ muộn, thói quen ăn uống không cân bằng chất dinh dưỡng, thói quen uống ít nước, ít vận động, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Các nguyên nhân này tạo thêm áp lực cho hệ tuần hoàn, ức chế các tế bào não, tế bào thần kinh, gây ra căn bệnh rối loạn sóng não, rối loạn sự vận hành tự nhiên của hệ thần kinh và của cả cơ thể. Từ những áp lực của stress sẽ làm cho sự điều hành của não bộ trở lên bị quá tải, làm dư tăng axit trong máu, làm suy giảm thậm chí huỷ hoại hệ miễn dịch, đồng thời làm tổn thương tế bào não.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cũng đã chỉ ra rằng, những người có nồng độ cortisol trong máu cao có trí nhớ kém hơn nhiều so với người có mức cortisol ở những mức độ bình thường. Đây là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.

Từ việc chúng ta không nhận diện được tâm lý chung của con người ngày nay đã thay đổi(đặc biệt là người Việt Nam), đã tạo ra cho chúng ta muôn vàn hệ lụy. Tạo ra những áp lực không đáng có, từ đó gây ra hàng loạt những sự rối loạn về nội tiết, rối loạn hệ thần kinh và não bộ. Chúng ta đang tự làm cho chúng ta hoặc làm cho người thân của chúng ta trở thành những bệnh nhân, những kẻ bạo hành, hay vô tình thúc ép để chọ họ trở thành một người nghiện ngập, thậm chí tự đẩy mình hoặc đẩy người khác vào bước đường cùng, dẫn đến tự sát.

Sự thay đổi của tâm lý là tác nhân gây bệnh

Vậy tâm lý chung của con người thay đổi chỗ nào và tại sao tâm lý chung của chúng ta lại thay đổi? Từ thập niên 90 trở về trước, điều kiện cuộc sống của người dân Việt Nam trong nước vô cùng thiếu thốn, phần lớn lúc đó là không đủ ăn. Sàn nhu cầu của gần như tất cả người Việt Nam chỉ có xoanh quanh những bữa ăn hàng ngày để duy trì sự tồn tại. Trong điều kiện sống ấy thì tâm lý của con người sẽ chỉ tập trung phản ứng để bảo vệ 3 nhu cầu tồn tại tối thiểu, 3 nhu cầu này được sắp đặt thứ tự một cách hoàn toàn vô thức, đó là:

– Đầu tiên: Đảm bảo không để cho cơ thể bị chết vì khát và đói.

– Thứ 2: Đảm bảo cho cơ thể không bị chết vì đau

– Thứ 3: Đòi hỏi được đáp ứng nhu cầu tình dục.

Căn cứ vào thứ tự sắp đặt này, chúng ta thấy: Không có bất kỳ người nào vẫn còn có nhu cầu đòi hỏi tình dục, khi đang rất khát, rất đói hoặc rất đau, bởi nhu cầu tình dục đứng đằng sau của khát, đói và đau. Trong điều kiện cuộc sống bị sự thiếu thốn và đói khát đe doạ sự tồn tại, giữa sống và chết, thì tâm lý con người sẽ không phản ứng với đau (cả đau trên cơ thể hay trong tinh thần).

Khi tâm lý đã không phản ứng, thì bộ não cũng sẽ không phân tích và xử lý thông tin. Giống như một người bị hôi nách, hoặc bị hôi chân thì chỉ có người khác ngửi thấy mùi hôi và có cảm giác khó chịu, chứ bản thân họ thì cảm thấy hoàn toàn bình thường, chỉ bởi vì bộ não của họ đã không phân tích và xử lý thông tin, chính vì vậy, họ không phải chịu đựng cảm giác khó chịu như người khác cảm nhận.

Khi cơ thể đang tìm cách để duy trì sự tồn tại, thì mọi tác nhân gây đau trên cơ thể hay tinh thần lúc đấy chỉ làm cho người ta sợ, tập trung vào phòng vệ, trốn tránh chứ không tác động làm cho hệ vận hành tự nhiên của cơ thể bị rối loạn.

Ngày xưa ông bà ta có câu “bố mẹ đánh cửa trước, con cái luồn cửa sau”, hay “để có được miếng ăn thì phải biết chịu nhục” hay “cố đấm ăn xôi” chấp nhận đau để có miếng ăn. Trước đây, các thầy cô đánh, mắng để dậy dỗ học sinh là chuyện rất bình thường. Chuyện thầy mắng trò chỉ làm cho trò sợ, chứ cảm giác đó không hề bị chuyển thành năng lượng cảm xúc ách tắc trong hệ thống Limbis-system.

Chính vì vậy, học sinh bị phạt, bị đe doạ, bị mắng chửi làm cho xấu hổ, đau trong tâm, nhưng lại không bị bệnh và không căm thù và tìm cách trả thù thầy cô. Cũng chính vì lý do này, mà khi đất nước đang còn nghèo đói, thì rất ít người bị các chứng bệnh do rối loạn và ách tắc cảm xúc, dẫn đến rối loạn nội tiết tố và gây các bệnh như: trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt, các căn bệnh sợ, hoặc tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy…

Trong trạng thái tâm lý bảo vệ nhu cầu tối thiểu để tồn tại, không bị chết vì đói, thì sức chịu đựng của con người rất lớn, họ có thể cam chịu gần như tất cả mọi sự vất vả, đánh đập, nhục nhã, chỉ nhằm để sống sót. Người ta chỉ tìm cách phản kháng, nếu tính mạng của họ bị đe dọa, hoặc khi bị đẩy vào tình huống có thể bị chết đói.

Đời sống lên cao tâm lý biến đổi

Hiện nay, đời sống của người Việt Nam đã được nâng lên bởi vậy mà nhu cầu đòi hỏi và phản ứng tâm lý con người chúng ta cũng đã thay đổi. Sàn nhu cầu tâm lý chung không còn tập trung bảo vệ nhu cầu tồn tại tối thiểu nữa, mà đã chuyển sang bảo vệ các nhu cầu cao hơn. Đó là:

– Tâm lý phản ứng để bảo vệ cho chúng ta phải được thoải mái.

– Tâm lý phản ứng để bảo vệ cho chúng ta phải được cùng trải nghiệm (bình đẳng trong trải nghiệm).

– Tâm lý phản ứng để bảo vệ sự tự tôn, tự trọng cá nhân, nhu cầu được tham gia và đối xử bình đẳng trong cùng “tầng” của mình.

Chúng ta thử hình dung, cũng trên một đoạn đường, ngày xưa chúng ta vẫn đi bộ đi học, đi làm rất bình thường. Ngày nay, nếu chúng ta phải đi bộ như vậy, chúng ta luôn có suy nghĩ và phấn đấu thực hiện theo kiểu “phải mua chiếc xe máy hay ô tô để đi cho thoải mái”, hoặc “mọi người xung quanh đã có xe, vậy ta cũng cần phải cố để có… Nhu cầu tâm lý con người ngày nay, đã phản ứng phù hợp để bảo vệ cho chúng ta phải được thoải mái và được cùng trải nghiệm.

Cũng vì nhu cầu đòi hỏi phải được thoải mái nên tâm lý của chúng ta đã bị ức chế và phản ứng với tất cả những cảm giác đã làm cho chúng ta khó chịu, làm cho chúng ta không hài lòng. Tâm lý của chúng ta cũng đã phản ứng với tất cả những gì làm cho chúng ta có cảm giác đau, kể cả đau đớn trên cơ thể, hay đau đớn trong tinh thần.

(Xem tiếp kỳ 2)

 

#NguyenManhQuan
#NMQgroup
#thoimientrilieu
#tamlytrilieu
#tamlyungdung
#tribenhkhongdungthuoc
#chưabenhkhongdungthuoc
#baovesuckhoe
#daotaokinang
#daotaochuyengia
www.tribenhkhongdungthuoc.vn
www.thanynguyenmanhquan.vn
www.thoimien.vn
tribenhkhongdungthuoc@gmail.com
info@thoimien.vn
Fanpage: www.facebook.com/NMQGroup
Facebook: www.facebook.com/thanynguyenmanhquan
Group Facebook: www.facebook.com/groups/thaynguyenmanhquan
Youtube: www.youtube.com/c/thanynguyenmanhquan

 

Leave a Reply