Ăn nhiều đường không chỉ gây béo phì, giảm khả năng miễn dịch, gây stress mà còn thúc đẩy quá trình lão hóa…

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người Mỹ trung bình tiêu thụ khoảng 16 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đường kích thích não giải phóng serotonin và các endorphins khiến người ăn có cảm giác thoải mái và thư giãn, bởi vậy muốn ăn nhiều hơn. Ăn nhiều đường không chỉ gây béo phì, giảm khả năng miễn dịch, gây stress mà còn thúc đẩy quá trình lão hóa. Loại bỏ chứng nghiện đường mặc dù khó khăn, nhưng thực hiện theo một số bước sau có thể dần dần kiểm soát được cơn thèm đường…
Thôi miên, chua benh, chữa bệnh, tam than, giảm cân, ung thư, ung thu, bệnh gút, rối loạn tiền đình, thoi mien, giam can, huyet ap thap, benh roi loan tien dinh, benh tram cam, huyet ap cao, rối loạn tiền đình, mat ngu, roi loan than kinh thuc vat, roi loan tieu hoa, huyết áp thấp, mất ngủ, bệnh trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, đau nửa đầu, cao huyết áp, huyết áp cao, bệnh rối loạn tiền đình, liệt dương, say xe, benh roi loan than kinh thuc vat, chung mat ngu, bệnh đau đầu, phương pháp học tập siêu tốc, hoc thoi mien, benh roi loan tieu hoa, chua benh tram cam, giam can, suc khoe, benh tieu duong, gioi tinh, cham soc suc khoe, thanh nien suc khoe, suc khoe 365, dien dan suc khoe, kiểm tra sức khỏe tổng quát, dinh duong va suc khoe, cham soc suc khoe sau khi sinh, chua benh online, meo vat, bệnh tiểu đường, giới tính, chăm sóc sức khỏe, thanh niên sức khỏe, diễn đàn sức khỏe, mẹo vặt, chữa bệnh online, chăm sóc sức khỏe sau sinh, kiem tra suc khoe tong quat, đau mắt đỏ, dau mat, đau mắt
Ảnh minh họa.

Hạn chế chất ngọt nhân tạo. Chất làm ngọt nhân tạo không kiềm chế cảm giác thèm ăn đường. Không những vậy, hương vị của nó có tác dụng tương tự như đường thật khiến bạn có cảm giác muốn ăn nhiều đường hơn.

Ăn nhiều chất đạm. Thiếu protein có thể khiến bạn cảm thấy thèm đường để bù đắp nguồn năng lượng cần thiết một cách nhanh chóng. Bổ sung protein cho mỗi bữa ăn đảm bảo cơ thể luôn luôn đủ năng lượng và duy trì mức độ đường trong máu ổn định.

Cắt giảm thực phẩm chế biến. Lượng đường trong thực phẩm chế biến không phải là ít. Vì vậy, bạn lưu ý là luôn đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trong các sản phẩm để kiểm tra lượng đường.

Chế độ ăn uống cân bằng. Ăn quá nhiều một loại thực phẩm trong thời gian dài sẽ tạo ra cảm giác thèm ăn mãnh liệt với những loại thực phẩm khác. Ví dụ như những người có chế độ ăn nhiều đồ mặn có xu hướng thèm ăn đồ ngọt. Vì vậy, cần lưu ý về những gì bạn đang ăn để cân bằng các loại thực phẩm.

Ăn rau củ ngọt. Các loại rau củ ngọt như cà rốt, khoai lang, đậu Hà Lan, củ cải và ớt ngọt bù đắp nhanh chóng năng lượng cần thiết khi bạn thèm ăn đường. Bằng cách thường xuyên kết hợp những loại rau củ ngọt bạn sẽ kiểm soát được thói quen “nghiện” đường.

Các gia vị ngọt. Loại gia vị như rau mùi, quế, hạt nhục đậu khấu, đinh hương và cây thảo quả có vị ngọt tự nhiên, rất hiệu quả giảm cảm giác thèm đường.

Kiểm tra nồng độ khoáng chất. Magiê là thành phần quan trọng của glucose, insulin, và dopamine dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt nó có thể biểu hiện dưới dạng thèm đường mãnh liệt, đặc biệt là chocolate. Kẽm có vai trò rất lớn trong việc sản xuất và lưu trữ insulin, thiếu kẽm dẫn đến cảm giác thèm ăn đường nhiều hơn.

Bổ sung L-glutamine. Axit amin này đã được tìm thấy giúp làm giảm và thậm chí loại bỏ cơn thèm đường bằng cách giúp lượng đường trong máu ổn định. Bạn có thể uống 1/4 muỗng cà phê axit này khi bắt đầu muốn ăn đồ ngọt.

Vận động, nghỉ ngơi. Mệt mỏi sẽ tạo nhu cầu tìm kiếm nguồn năng lượng nhanh chóng, chẳng hạn như đường. Chính vì vậy, bạn nên ngủ đủ giấc và vận động cơ thể hàng ngày để giảm căng thẳng, tăng cường năng lượng.
 
Theo Giadinh.net 

Đọc thêm các bài viết khác:

Leave a Reply