Thuật Thôi Miên tại Hoa Kỳ (ở Thế kỷ 20)

Clark Hull là một trong những nhà tâm lý học lớn của thế kỷ 20 và một nhà theo thuyết hành vi một cách triệt để. Cuốn sách “Hypnosis and Suggestibility” đã được xem là tiếng pháo hiệu xuất phát cho ngành nghiên cứu Thôi Miên hiện đại.

Clark Leonard Hull

Clark Leonard Hull (1884-1952)

George Hoben Estabrooks
George Hoben Estabrooks (1885-1973)
Trong thời gian của hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, ngành Thôi Miên đã trải qua được một giai đoạn phục hưng, nhờ vào việc điều trị thành công cho những nạn nhân bị sốc đạn trái phá (rối loạn sau chấn thương). Ở đây có thể kế đến các nhân vật như Clark Hull và George Estabrooks.Estabrooks là giám đốc khoa tâm lý học tại trường ĐHTH Colgate, ông đã trở nên nổi tiếng một cách đáng ngờ, vì người ta cho rằng ,ông đã sử dụng kỹ thuật tẩy Não cho những Điệp viên của Chính phủ và lập trình “chống lại ý muốn của họ” trong thế chiến thứ hai.Estabrooks có viết hai tác phẩm quan trọng đó là: “Man the Mechanical Misfit” (1941) và “Hypnotism” (1944).

 

Johannes Heinrich Schultz
Johannes Heinrich Schultz (1884 – 1970)
Huấn luyện tự sinh Johannes Heinrich Schultz, học trò của nhà nghiên cứu não bộ và Thôi Miên Oskar Vogt, ông đã trở thành giáo sư của trường ĐHTH Jena và sau đó chuyển đến Béc Lin với tư cách là nhà thần kinh học và nhà trị liệu tâm lý.Đã có rất nhiều tranh cãi về vai trò của ông vì ông đã từng là bác sĩ dưới thời Đức quốc xã. Schultz trở nên nổi tiếng nhờ vào cuốn sách “Huấn luyện tự sinh”(Autogenes Training) do ông xuất bản năm 1932.

 

Milton Erickson
Milton Erickson
(1901-1980)
Erickson – Bậc thầy về Thôi Miên của thế kỷ 20Kể từ thời Franz Anton Mesmer, không có một nhà trị liệu bằng liệu pháp Thôi Miên nào đã tạo được một huyền thoại như vị bác sĩ tâm thần người Mỹ gốc Đức Milton Erickson. Điều này có lẽ không chỉ bởi Jay Haley, người đã trực tiếp viết cuốn sách nói về các kỹ thuật của Erickson vào năm 1967 hay bởi hai học trò của ông là Ernest Rossi và Jeffrey Zeig, những người đã luôn luôn quả quyết bằng mọi cách để nâng cái tính cách tầm phào của Erickson lên mức thiên tài.Tại khối nói tiếng Đức, kỹ thuật Thôi Miên của Erickson trước tiên được đề cập tới trong tương quan với những kiểu ám thị gián tiếp và không ép buộc thông qua những ẩn dụ. Tuy nhiên, Erickson cũng có thể thẳng thắn và độc đoán, mỗi khi ông nhận thấy rằng bệnh nhân của mình đã có phản ứng tốt với Thôi miên.Eickson – biến thái ngớ ngẩn …Một số người hậu duệ theo lý thuyết của Erickson ngày nay đã tạo thành một giáo phái tôn thờ Milton Erickson, và tất cả những thứ mà họ cho rằng đó là kỹ thuật của ông. Ai đã từng nói chuyện với một trong số những người đó sẽ không dám chắc rằng, mình đang có một cuộc nói chuyện vô thưởng vô phạt, hay đang bị trị liệu ngược lại với ý nguyện của mình.Tất nhiên, Erickson đã là một nhà trị liệu vô vùng sáng tạo và cống hiến rất nhiều cho ngành Thôi Miên hiện đại ngày nay. Tuy vậy,thì đó đâu cũng đã phải là một lý do, để cho một giáo phái hình thành.Trị liệu Thôi Miên kiểu Milton Erickson thì da tung có cả hang trăm người, chỉ khác là họ đã hành nghề theo cách thức hoàn toàn bình thường va trong yên lặng mà thôi.

 

Dave Elman
Dave Elman
(1900-1967)
Dave Elman – độc đoán và hiệu quảCó rất ít tài liệu nói về tiểu sử của Dave Elman. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Thôi Miên lại cho rằng ông đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử của ngành Thôi Miên.Elman là người pha trò và dẫn trương trình trên đài phát thanh, trước khi ông cống hiến cuộc đời mình cho việc giảng dạy Thôi Miên cho các bác sĩ và nha sĩ.Theo một số nguồn tài liệu của Mỹ thì chính bố của Elman là một nhà Thôi Miên trình diễn. Một số nguồn khác lại cho rằng bố ông từng bị bệnh hiểm nghèo và được một nhà Thôi Miên trình diễn điều trị cho khỏi bệnh. Sau đó, ông đã được đi theo và học nghề của người này.Cách tiến hành của Dave Elman hoàn toàn ngược lại với Erickson, độc đoán và thẳng thắn.Câu nói cửa miệng của Elman là “Người nào muốn được thôi miên, thì bắt buộc phải nghe theo những ám thị. Chỉ có đơn giản là như vậy thôi.”

 

John Grinde
John Grinder (1940)
NLP – Bandler và Grinder

Đầu thập kỷ 70 hai nhân vật người Mỹ là nhà ngôn ngữ học John Grinder, và nhà toán kiêm tâm lý học Richard Bandler đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng nhiều nhà trị liệu, và những phương pháp trị liệu của họ: trong đó có vị bác sĩ kiêm nhà trị liệu bằng Thôi Miên người Mỹ gốc Đức Milton Erickson, và cả nữ trị liệu gia về gia đình Virginia Satir và nhà trị liệu gestalt Fritz Perls.
Khởi đầu Bandler và Grinder chỉ đề cập đến cái gọi là “Modelling of Excellence”, sự copy những thành tích và đỉnh cao. Thế nhưng chính từ đây lại hình thành một lĩnh vực lớn và hoàn toàn mới mẻ trong phạm vi của ngành tâm lý trị liệu.
Đó là môn lập trình thần kinh-ngôn ngữ học (NLP).
 Richard Bandler
Richard Bandler (1950)

Lập trình thần kinh-ngôn ngữ học (NLP) – Khen ngợi và chỉ trích

Cái tinh tuý của NLP lại thật sự không phải là kỹ thuật. Chúng phần lớn dựa vào những trường phái trị liệu đã có. Công lao của Bander và Grinder là việc đưa ra những kết quả tức thời và quan điểm đứng đằng sau liệu pháp NLP: Mọi người chúng ta đều sở hữu mọi nguồn lực cần có để khiến chúng ta thay đổi, và nhà trị liệu chỉ giúp bệnh nhân của mình định hướng tốt hơn trên tấm bản đồ tâm linh của chính mình mà thôi…

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia thì NLP chỉ là kiểu “bình mới, rượu cũ” và giống như một chiếc bong bóng marketing. Đặc biệt Bandler không có được một hình ảnh nghiêm túc cho lắm, vì phong cách sống rất khác người của ông, và một Bản án đã từng treo trên đầu ông với tội danh giết người vô cùng hiếm thấy , xảy ra năm 1988 .Có lẽ chỉ là nhờ vào hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ mà ông mới được xử trắng án. Những điều này đã tạo cho Bandler một hình ảnh không mấy được nghiêm túc.

Milton Erickson đã nói về Bandler và Grinder nhu sau: “They wanted me in a nutshell. Now they have the nutshell.” (dịch một cách thoát nghĩa: “Họ muốn lấy ở tôi thứ nước cốt., nhưng bây giờ họ chỉ nhận được cái vỏ không”)

Đó là một số thông tin về chủ đề “Thôi Miên và chủ nghĩa bí truyền”…

Leave a Reply