Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ( Obsessive compulsive disorder, OCD) là những rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh bị thôi thúc bởi những suy nghĩ và hành động, được cảm nhận là rất đáng sợ hoặc là bị hành hạ rất đau khổ. Những hành động thúc bách này phải được tiến hành trị liệu, ngay cả khi chúng có vẻ rất cường điệu hoặc tưởng như hoàn toàn vô nghĩa.

 

compulsive_hypnosis

 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế đặc trưng bởi những ý nghĩ hoặc hành động bị thôi thúc. Những ý nghĩ  thôi thúc thường là những suy nghĩ, tưởng tượng hoặc xung lực hành hạ và liên tục lặp đi lặp lại, mà người bệnh không thể kiểm soát được. Chúng thường xoay quay những vấn đề như: làm hại một ai đó, muốn gây ra một việc gì đó, hoặc tự khiến mình rơi vào một tình huống đáng ngại  nào đó v.v.. Những ý nghĩ này thường đi kèm với cảm giác tội lỗi.

Những ví dụ về những hành động cưỡng bách, là nhu cầu liên tục rửa sạch, kiểm soát hoặc tự tìm kiếm và cảm thấy rất khó chịu về những khiếm khuyết của cơ thể của người bệnh, kể cả khi những khiếm khuyết ấy dù là rất nhỏ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, thường rất phiền phức và tốn nhiều thời gian và gây giới hạn một cách đáng kể đến cuôc sống thường ngày của người bệnh. Chúng có thể nặng đến nỗi người bệnh không thể có được một cuộc sống bình thường.

Rối loạn ám cảnh cưỡng chế thường là mãn tính và thường nặng lên theo từng ngày, và càng ngày thì những tình huống khó chịu về tinh thần càng nhiều.

Có gần 1% dân số bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mức cần được điều trị. Chúng thường đi kèm với những chứng sợ hãi và bệnh trầm cảm.

Rối loạn nhân cách cưỡng chế

Phân biệt với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chứng rối loạn nhân cách cưỡng chế (triệu chứng ám ảnh –   cưỡng chế). Nó được đặc trưng bởi sự cứng nhắc, luôn luôn ngờ vực, chủ nghĩa cầu toàn, quá tận tâm, quá chính xác, luôn kiểm soát, ngoan cố cũng như quá cẩn thận. Có thể xuất hiện những ý nghĩ hoặc xung lực cưỡng chế. Nhưng chúng chưa đạt tới mức độ nguy hiểm của chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Sự khác biệt căn bản với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là người bệnh không phải làm những hành động (chẳng hạn như việc kiểm soát một cách bắt buộc).

Chuẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh cướng chế

Theo bộ tài liệu phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10, mã F42, có những nguyên tắc chuẩn đoán sau đây:

1.  Những ý nghĩ cưỡng chế hoặc những xung lực thôi thúc hành động cưỡng chế, phải được chính người bệnh công nhận.

2.  Ít nhất là người bệnh vẫn phải có ý muốn chống lại những ý nghĩ hoặc hành động cưỡng chế.

3.  Những người có ý nghĩ hoặc có hành động cưỡng chế, chẳng bao giờ hài lòng với mình.

4.  Những triệu chứng cưỡng bách cứ lặp đi lặp lại một cách khó chịu.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được xem là những chứng bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, vẫn có thể đạt được tiến bộ. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, sẽ hứa hẹn đạt được nhiều  thành công hơn. Song tuy vậy, vẫn hiếm khi đạt được việc khỏi bệnh hoàn toàn.
Một cách trị liệu của liệu pháp hành vi cho rằng, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế xuất hiện do những đánh giá tiêu cực, và sự né tránh những ý nghĩ bị dồn nén.

Những ý nghĩ bị cố đè nén hoặc “vô hiệu hoá” thông qua những hành động (ví dụ như ở chứng sợ nhiễm khuẩn  là hành động rửa tay). Sự dồn nén thông qua một hành vi nhất định nào đó, sẽ dẫn tới việc giải toả một cách tạm thời, song qua đó hành vi lại bị đẩy mạnh lên. Và thông thường, ý nghĩ mà người bệnh muốn tránh lại mạnh lên từng lúc do bị đè nén.

Phương pháp điều trị bằng phân tích tâm lý và tâm lý sâu, trong thực tế không đạt được những kết quả như mong muốn. Vì vậy, trong thực tế trị liệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được điều trị bằng liệu pháp hành vi. Ở liệu pháp hành vi cổ điển điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người ta sử dụng việc giải thích những kích thích cùng với việc hạn chế phản ứng. Ngoài ra, liệu pháp hành vi nhận thức, khiến những ý nghĩ cưỡng chế bị lung lay, đồng thời sử dụng kỹ thuật dừng suy nghĩ.

Liệu pháp thường dùng hiện nay để điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là cách trị liệu thường xuyên bằng dược phẩm. Nhưng khi người ta  dừng uống thuốc rất thường dẫn tới tình trạng bệnh sẽ quay  trở lại.
Phương pháp điều trị bằng liệu pháp Thôi Miên lại cho rằng, những ý nghĩ và hành động cưỡng chế chỉ là những cơ chế nhằm đè nén những cảm xúc khó chịu của Vô thức.

Vì vậy, việc điều trị sẽ hướng vào việc tìm nguyên nhân của bệnh tật trong Vô thức. Từ đó, khiến người bệnh ý thức được vấn đề, và trong Vô thức cũng được lập trình để xử lý những cảm xúc chưa được giải toả này. Sau khi xử lý xong những nguyên nhân gây bệnh, thì người bệnh không cần đến những ý nghĩ và hành động cưỡng chế để đóng vai trò là “cơ chế đánh lạc hướng” (Vô thức) nữa. Qua đó, bệnh tật cũng tự nhiên mất đi.

Theo phân tích của Th.s Nguyễn Mạnh Quân

Hiện nay, tại Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học thôi miên Việt Nam
Đang mở lớp học có thể trợ  giúp người bệnh thoát khỏi ám ảnh cưỡng chế  thành công. Phương pháp có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần thuốc,  bạn hoàn toàn có thể vận dụng trị liệu ngay tại khoá học bằng các kỹ thuật thôi miên Chỉ có tại Châu Âu lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Khoá học nâng cao sức khoẻ” Khơi nguồn sức sống mới” vận dụng những phép” thần thông” để người bệnh tự trị liệu khỏi bệnh !

Leave a Reply