Xem hình

Một số người sử dụng phàn nàn rằng họ bị “nghiện” nút bịt tai và nếu không dùng chúng thì không thể ngủ được. Và có chăng nếu đã chợp mắt được mà không có sự yên lặng hoàn toàn như mọi khi, thì chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến họ tỉnh lại.

Nhưng liệu có hay không chứng “nghiện nút bịt tai”? «Chúng ta có thể thấy rằng thực sự có hiện tượng đó, song đó tất nhiên không phải là một chứng nghiện thể chất như nghiện rượu hay heroin», Roland Laszig, giám đốc Bệnh viện nhĩ khoa Trường đại học Hals-Nasen Freiburg giải thích. Đó giống như một hiệu ứng thói quen, những tín hiệu đến được xử lý về tâm lý theo một cách khác.

Tuy nhiên hiện tượng này rất khó giải thích, bởi vì nó liên quan đến những cảm giác: «Điều đó khiến cho sự việc trở nên rất phức tạp vì không có gì chủ quan hơn cảm giác.» Laszig so sánh trường hợp này với những người bị chứng ù tai: «Ít nhất 90% trong số chúng ta – nếu không muốn nói là tất cả – đều bị chứng ù tai, nhưng chỉ 1% có biểu hiện khó chịu thực sự.»

Bệnh nhân chứng ù tai luôn phải dùng nút bịt tai và nếu không luyện tập họ không thể lọc bỏ những tiếng động mà những người khác không hề nhận thấy. Một hiệu ứng tương tự xuất hiện trong những trường hợp nghiện dùng nút bịt tai.
Laszig giải thích: «Thông qua nút bịt tai người ta có khả năng tâm lý để tạo ra cho mình một sự yên lặng nhất định. Nếu không có cái nút bịt tai họ sẽ hồi hộp và sợ những tiếng động có thể đến, và tất nhiên chúng sẽ xuất hiện – và thế là họ sẽ tỉnh giấc và không thể ngủ lại được».

Tính chủ quan của những cảm giác dẫn đến việc một số người cảm thấy bị mệt mỏi bởi những tiếng động mà người khác không hề nghe thấy. Vị bác sĩ giải thích: «Những người dùng nút bịt tai thường có khả năng nghe rất tốt, nhiều khi họ còn có khiếu âm nhạc. Song tai của họ cũng hoạt động giống những người khác, không hề có sự khác biệt nào về mặt cấu tạo. Tuy nhiên học lại có một mối liên hệ hoàn toàn khác với cơ quan thính giác của mình đồng thời xử lý tín hiệu đến về tâm lý theo một cách khác.»

Một hiện tượng khó giải thích tương tự có thể quan sát thấy ở trường hợp những người có khả năng nghe tuyệt đối – đó là khả năng xác định được cao độ của âm thanh mà không hề cần đến điểm so sánh. «Việc này không phải do luyện tập mà do bẩm sinh», Laszig giải thích.

Hiệu ứng nghiện dùng nút bịt tai có thế so sánh với vấn đề của những người bị nặng tai. Các chuyên gia phát biểu: «Thời gian bị nặng tai kéo dài càng lâu, thì càng khó tìm cho họ những thiết bị trợ thính phù hợp.» Vì những người nặng tai đã không còn quen nghe một số âm thanh nhất định, và nhờ một thiết bị trợ thính điện tự họ bỗng dưng có thể nghe được những tiếng động mà họ đã từng quên, và chúng khiến họ bối rối và khó chịu.
Laszig giải thích: «Càng về già, não của ta càng khó xử lý việc này». Trường hợp tương tự cũng xảy ra với những người thường xuyên dùng nút bịt tai và vì vậy đã phần nào quen với sự tĩnh lặng tuyệt đối, chính vì thế họ bị tỉnh giấc bởi những tiếng động mà người khác không hề nghe thấy.

Có thể „loại bỏ thói quen“ này mặc dù có thể sẽ rất tốn thời gian. Với sự kiên trì, những người nghiện dùng nút bịt tai có thể trở nên ít nhạy cảm với tiếng động hơn, và học được cách có thể ngủ và ngủ một mạch mà không cần phương tiện hỗ trợ. Theo giải thích của Laszig, người ta có thể khiến não của mình nhạy cảm hơn. Nếu tập trung người ta có thể nghe có chọn lọc. Và ngược lại khả năng này có thể đưa vào trong điều trị chứng ù tai bằng kỹ thuật thôi miên hoặc liệu pháp tâm lý.


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29