Xem hình

Sự kiện những đơn vị thanh niên xung phong ở Quảng Bình năm 1968, ở Đắc Lắc 1977… hàng mấy chục con người bị co giật la hét vang vọng cả núi rừng trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh, hay gần đây hàng trăm học sinh phổ thông ở Đà Nẵng, Phú Thọ… đột nhiên cùng ngất xỉu… những người này được các nhà chuyên môn xác định họ cùng bị một chứng bệnh có tên gọi là bệnh hysteria.

Trong dân gian, người ta gọi những biểu hiện này bằng một cái tên khó hiểu, với một thái độ giễu cợt, không mấy thiện cảm “bệnh Cà hước” (hay nói nôm na là… bệnh thiếu đàn ông!?). Thực ra, Cà hước hay hysteria là gì?

>> Khái niệm về bệnh hysteria

Bệnh hysteria được biết đến từ thời cổ Hy Lạp nhưng mãi tới năm 1859 Briquet mới mô tả đầy đủ căn bệnh này một cách khoa học và hệ thống. Hiện nay Tâm thần học hiện đại xếp bệnh Hysteria vào nhóm các bệnh loạn thần tâm căn. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu (thuật ngữ nhân cách dùng trong y học hoàn toàn khác với khái niệm nhân cách về mặt đạo đức xã hội).
 >> Biểu hiện và dạng lâm sàng thường gặp

– Cơn hysteria: Cơn co giật, co cứng sững sờ sau một chấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy giụa la hét, đập giường… nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và vẫn nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.

 

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) thì bệnh này được gọi là rối loạn phân ly. Tỷ lệ gặp 0,3-0,5 % dân số, thường gặp ở nữ giới (gấp 10 lần so với nam).

– Cơn rối loạn cảm xúc: Kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói không chuẩn, không ăn nhập với chủ đề xung quanh, gào thét không rõ lý do, ý thức ít bị rối loạn. Trong một số trường hợp bệnh nhân có ảo giác (thường là ảo thị – bệnh nhân nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài). Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra ).

– Cơn ngất lịm hysteria: Đột nhiên ngất lịm nhưng ý thức không bị ảnh hưởng nhiều, mắt có thể còn chớp nháy (khác hẳn cơn ngất do tim, bệnh nhân mệt mỏi trước khi có cơn, tiền sử có bệnh tim mạch, khi cơn xảy ra ý thức bị mất hoàn toàn).

– Cơn ngủ hysteria: Lên cơn co giật nhẹ rồi đi vào giấc ngủ nhưng mắt vẫn lim dim. Giấc ngủ có thể kéo dài 1-2 ngày….

Biểu hiện rối loạn vận động: Có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng mơ hồ không rõ định khu, không rõ ràng, có khi như giả vơ,â lan tỏa khắp cơ thể.

Biểu hiện rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác mất hoặc tăng cảm (một kích thích nhỏ nhưng bệnh nhân cảm nhận lớn hơn bình thường); cảm giác đau và sơ đồ cảm giác cơ thể; cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim…

Biểu hiện rối loạn giác quan:
– Đột nhiên điếc sau một chấn thương tâm lý mà không hề có tổn thương thực thể ở hệ thống thính giác. Khả năng phục hồi bằng thôi miên hầu như có kết quả rất rõ.
– Đột nhiên chẳng nhìn thấy gì trong khi mắt bệnh nhân vẫn mở, vẫn mơ hồ nhận thấy le lói vật thể xung quanh.

 

Đây là bệnh thần kinh chức năng với biểu hiện hết sức đa dạng cả về tâm thần kinh và cơ thể, thường phát sinh sau một sang chấn, có thể cảm ứng lan truyền tập thể.
Biểu hiện bệnh khác với các bệnh thực thể hoặc thần kinh khác vì nó không có bằng chứng rõ nét về vị trí và kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường.

>> Nguyên nhân gây bệnh hysteria

Thường là do những chấn thương tâm lý, lo sợ cao độ, tức giận bi quan, bệnh cơ thể mà theo người bệnh hiểu là hiểm nghèo; yếu tố thuận lợi là những người có nhân cách yếu, kém ý chí, thần kinh bất bình thường, bị nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh tim mạch… gây nên.

 >> Cơ chế phát sinh bệnh hysteria

Được giải thích với nhiều học thuyết khác nhau.  Các nhà thần kinh học hiện đại cho rằng bệnh phát sinh do tăng cảm xúc, ám thị ở những người có nhân cách yếu. Ở những người này vỏ não suy yếu, hệ thống dưới vỏ não thoát ly vì vậy khi bị kích thích không thể kiềm chế được, tăng ức chế vỏ não. Cuối cùng là tăng hoạt động dưới vỏ mà biểu hiện trên lâm sàng bằng nhiều triệu chứng đa dạng, tùy theo vùng não bị kích thích tập trung. Chính từ đặc điểm này mà bệnh có thể bị gây nên và có thể bị giảm bớt bằng cách ám thị. Cảm ứng thành cao trào khi có sang chấn tạo phản ứng dây chuyền trong cộng đồng (có cùng hoàn cảnh) do đó gây bệnh tập thể, một lúc có thể lên đến cả trăm người.

 >> Phương pháp điều trị

Điều trị bệnh này bằng phương pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp khó khăn hơn cần sử dụng ngay Benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp, ví dụ như Elavil, hoặc các thuốc mới như Prozac, Remeron, Sertralin…

Phòng bệnh phải mang tính chiến lược bằng các chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm lý học đường. Tập cho con người rèn luyện trong các môi trường khác nhau kể cả các điều kiện khó khăn. Phổ cập các kiến thức về bệnh này. Kêu gọi mọi người sống chan hoà, có tinh thần tập thể, tình thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Loại trừ các yếu tố gây căng thẳng, các yếu tố môi trường thuận lợi làm phát sinh bệnh như đã nêu ở trên.

Tóm lại hysteria là một bệnh thần kinh chức năng với biểu hiện hết sức đa dạng cả về tâm thần kinh cũng như cơ thể, thường phát sinh sau một sang chấn, có thể cảm ứng lan truyền cho cả tập thể.

Các biểu hiện bệnh này không giống với các bệnh thực thể hoặc thần kinh khác vì nó không có bằng chứng rõ nét về vị trí và kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường, mà nó có thể xuất hiện, nặng lên, hoặc mất đi bằng ám thị hoặc thôi miên.

Khi có người bệnh cần tránh tập trung, chăm sóc quá chu đáo sẽ làm bệnh nặng thêm, nhưng phải tôn trọng bệnh nhân. Trong điều trị có thể dùng một số thuốc giảm lo âu, thuốc làm giảm các triệu chứng cơ thể. Phòng bệnh bằng các biện pháp rèn luyện và bồi dưỡng nhân cách hợp lý, khoa học cùng với việc phổ cập các kiến thức về căn bệnh này.


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29