Hypocrat đã có những ghi chép đầu tiên về hội chứng này vào khoảng năm 300 trước Công nguyên với 12 trường hợp. Còn trong lịch sử, trường hợp mang thai giả nổi tiếng nhất được ghi nhận là của Nữ hoàng Anh Mary I (1516-1558), người đã bị lầm tưởng là có thai vài lần trong khi thật sự không mang thai. Nữ hoàng Mary I có biệt danh là “Mary khát máu”. Sự tàn bạo của Nữ hoàng được một số người cho rằng là hệ quả của sự tuyệt vọng khi biết mình không thể mang thai. Các nhà sử học cho rằng, ngự y của Nữ hoàng đã nhầm lẫn khối u xơ tử cung của bà là thai nhi, vì khối u xơ có thể phát triển làm cho tử cung to ra.
Mang thai giả cũng có một số triệu chứng giống như mang thai bình thường: Mệt mỏi vào buổi sáng, cương vú, tăng cân… Nhiều nhà chuyên môn cũng bị đánh lừa bởi các triệu chứng liên quan đến mang thai giả. Khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đã được các chẩn đoán nhầm là có thai. Trong một số trường hợp, chỉ có một khác biệt duy nhất giữa mang thai giả với mang thai thật là không có thai nhi.Các trường hợp mang thai giả thường có dấu hiệu giống nhau làm cho người phụ nữ tưởng là mình có thai thật. Bụng to dần là triệu chứng phổ biến nhất của mang thai giả (với 63- 97% trường hợp). Hiện tượng này được lý giải là do sự tích lũy của hơi, mỡ, phân, hay nước tiểu. Dấu hiệu phổ biến thứ hai là rối loạn kinh nguyệt (với 56-98% trường hợp). Khoảng từ 48% – 75% trường hợp có cảm giCác trường hợp mang thai giả thường có dấu hiệu giống nhau làm cho người phụ nữ tưởng là mình có thai thật. Bụng to dần là triệu chứng phổ biến nhất của mang thai giả (với 63- 97% trường hợp). Hiện tượng này được lý giải là do sự tích lũy của hơi, mỡ, phân, hay nước tiểu. Dấu hiệu phổ biến thứ hai là rối loạn kinh nguyệt (với 56-98% trường hợp). Khoảng từ 48% – 75% trường hợp có cảm giác thấy sự cử động của thai nhi mặc dù thực tế không hề có thai nhi. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác như: Các triệu chứng ở đường tiêu hóa, sự thay đổi và tiết dịch ở vú, đau bụng như đau bụng chuyển dạ. Thậm chí, khoảng 1% các trường hợp mang thai giả còn có các dấu hiệu chuyển dạ giả.
Nhiều cách lý giải
“Các triệu chứng của mang thai giả thường kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Hầu hết trường hợp các triệu chứng kéo dài trong thời gian tương đương một thai kỳ. Điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý có tỷ lệ thành công cao do giải quyết được các nguyên nhân tâm lý gây ra sự rối loạn”. |
Hiện nay, chưa có một lý thuyết nào về hội chứng mang thai giả được các nhà chuyên môn chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Lý thuyết đầu tiên giải thích hiện tượng này là gắn việc mang thai giả với các xung đột về cảm xúc (emotional conflics). Người phụ nữ khát vọng quá lớn về việc có thai, hay sợ hãi quá lớn đối với việc mang thai cũng có thể thay đổi hệ thống nội tiết dẫn đến những triệu chứng mang thai giả.
Lý thuyết thứ hai liên quan tới việc thỏa nguyện ước muốn (wish-fulfillment). Lý thuyết này cho rằng, nếu một người phụ nữ khao khát có thai quá mức thì có thể diễn giải những thay đổi nhỏ trong cơ thể mình thành các triệu chứng của thai nghén.
Lý thuyết nổi bật thứ ba gắn với sự trầm cảm. Thuyết này cho rằng, sự trầm cảm có tác động làm thay đổi các phản ứng hóa học trong hệ thống thần kinh, có thể gây ra các triệu chứng mang thai giả.
Theo thống kê dịch tễ, tỷ lệ mang thai giả ở Mỹ đã giảm một cách rõ rệt trong thế kỷ vừa qua. Những năm 40 của thế kỷ 20, cứ 250 trường hợp có thai thì có một trường hợp mang thai giả. Tỷ lệ này giảm mạnh xuống từ 1 đến 6 trường hợp trong 22.000 ca có thai. Độ tuổi trung bình của phụ nữ mắc hội chứng này là 33, mặc dù có những ca được báo cáo ở độ tuổi còn rất nhỏ (6 tuổi rưỡi) hoặc ở độ tuổi tới 79 tuổi. Có tới hơn 2/3 phụ nữ mắc hội chứng mang thai giả đã có gia đình và khoảng 1/3 trường hợp đã có thai thật ít nhất một lần. Phụ nữ là nạn nhân của hôn phối cận huyết có nguy cơ cao dẫn đến mang thai giả. Hội chứng mang thai giả còn được phát hiện ở một số loài động vật có vú khác, phổ biến nhất là ở mèo, chó và thỏ.
Vì mang thai giả không được xác nhận do các nguyên nhân thực thể gây ra nên không có các điều trị y tế cụ thể. Hầu hết các bệnh nhân mang thai giả có các triệu chứng về sức khỏe tâm thần, nên cần chuyển họ đến các chuyên gia tâm lý để điều trị.
Biện pháp hiệu quả nhất là chứng minh cho bệnh nhân thấy rằng họ không hề có thai bằng khám siêu âm hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Có một số bệnh nhân được điều trị thành công hội chứng mang thai giả bằng các liệu pháp thôi miên, thụt tháo, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc giảm đau an thần. Có một số trường hợp các triệu chứng tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, có rất ít số liệu về hiệu quả của những liệu pháp này. TS. Nguyễn Duy Khê