Chị điệp trước và sau kh óa học “Khơi nguồn sức sống mới”
Nguyên nhân của những vấn đề… Thưa quý vị!
Chứng trầm cảm
Thông tin chung trên cả những chứng bệnh rối loạn sợ hãi, chứng trầm cảm thuộc vào những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải đi điều trị tâm lý. Phần lớn, các tài liệu đưa ra đều cho rằng, hơn 10% dân số Đức trong toàn bộ cuộc đời của mình đã từng mắc phải chứng trầm cảm và cần đến trị liệu tâm lý. Tính trung bình, tỷ lệ phụ nữ được phát hiện mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới.
Mời bạn click vào đây để tham khảo thạc sĩ tâm lý, thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân trị liệu tâm lý cho một thân chủ bị trầm cảm, nói chuyện và lắng nghe tâm sự của thân chủ.
Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức y tế thế giới cho thấy, về khía cạnh y học tổng thể, những bệnh liên quan đến trầm cảm tại các quốc gia công nghiệp phát triển phương Tây, được xem là nhóm bệnh tật gây ảnh hưởng xấu, kéo dài và sâu sắc nhất đến chất lượng sống của con người.
Rất nhiều các triệu chứng trầm cảm có biểu hiện mãn tính và khó điều trị, và có thể thấy ngày càng có nhiều những ca trầm cảm “miễn dịch” với điều trị (những dạng trầm cảm không phản ứng lại điều trị).
Tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ của chứng trầm cảm mà người bệnh có xu hướng tự tử tiềm ẩn hoặc cấp tính. Người ta phỏng đoán rằng, phần lớn các vụ tự tử hàng năm tại Đức (khoảng 12.000 vụ) liên quan đến bệnh trầm cảm. Và như vậy số người chết vì trầm cảm nhiều hơn số người chết vì tai nạn giao thông.
Những triệu chứng trầm cảm
Những triệu chứng chính của trầm cảm là tâm trạng bị dồn nén, thái độ không quan tâm, thờ ơ với mọi sự việc và sự thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, luôn lo âu , buồn phiền.
Bên cạnh những triệu chứng chính, còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: cảm giác thua kém, tội lỗi, mệt mỏi, khả năng tập trung và ra quyết định bị giảm sút, luôn có những ý nghĩ luẩn quẩn vô nghĩa, suy nghĩ chậm chạp, dễ bị kích động, dễ sợ hãi, việc quan tâm đến tình dục giảm sút, đời sống cảm xúc bị giới hạn hoặc không còn khả năng biểu hiện phản ứng về cảm xúc…
Trầm cảm và trầm cảm bị che đậy
Trầm cảm cũng thể hiện qua những triệu chứng về thể chất như không còn cảm giác ngon miệng, mất ngủ, giảm cân, hoặc tăng cân, căng thẳng, đau đầu và cử động cơ thể chậm chạp. Cũng có thể thấy người bệnh rất dễ bị nhiễm bệnh (sức đề kháng kém).
Còn có những dạng trầm cảm bị che đậy, chúng không thể hiện qua những triệu chứng nêu trên, mà được che đậy dưới vỏ bọc của một loạt những triệu chứng về thể chất khác. Nhiều bệnh thể chất vốn đang được điều trị bằng y khoa trong các phòng mạch lại chính là biểu hiện của một chứng trầm cảm bị che đậy, và đúng ra rất cần được điều trị theo hướng sử dụng liệu pháp tâm lý. (Xin xem thêm trong mục “Những chứng đau và các bệnh tật về thể chất”).
Các dạng trầm cảm
Ngày trước, người ta phân biệt có hai loại trầm cảm: trầm cảm không rõ nguyên nhân, và trầm cảm rõ nguyên nhân (hậu quả của một nguyên nhân được xác định rõ, ví dụ như mất người thân…).
Ngày nay cách phân loại này không còn được sử dụng nữa, mà là được quy định bởi bộ tài liệu phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10). Ở đây, là sự phân biệt giữa Trầm cảm xuất hiện một lần, và rối loạn trầm cảm xuất hiện lặp đi lặp lại. Mức độ trầm cảm được phân thành các mức: nhẹ, trung bình và nặng.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, thông thường là do người bệnh có cảm giác luôn bị thiếu sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, những nhà trị liệu tâm lý ở tất cả mọi trường phái đều biết rằng, những sự kiện sâu sắc trong cuộc đời đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thường thì những trải nghiệm về việc bị coi khinh, bị làm mất thể diện hay mất mát trong những môi quan hệ thân thiết, và cả những tình huống bị stress kéo dài (trạng thái kiệt sức) cũng có thể là nguyên nhân gây ra triêu chứng trầm cảm.
Điều trị chứng trầm cảm
Trên thực tế điều trị cho thấy có hai dạng trầm cảm như sau:
1.) Những chứng trầm cảm có thể dễ dàng được điều trị bằng cách định hướng tâp trung vào triệu chứng.
2.) Những chứng trầm cảm gây ra bởi những nguyên nhân chưa được giải quyết (cảm giác tội lỗi, sợ mất mát, buồn thương…) và những sự kiện chấn thương chưa được giải toả.
Phương pháp điều trị tiến bộ ngày nay, nhờ vào Thôi Miên liệu pháp đã chứng minh tác dụng tốt trong điều trị trầm cảm. Hiệu quả nhất là với những ca trầm cảm trở lại, tức là những ca có nguồn gốc từ một sự kiện nào đó. Sự kiện này thường là một việc đã xảy ra hoặc đe doạ xảy ra mất mát (về con người, sự nghiệp, tiền bạc, sự an toàn, mất chân hoặc tay, mất tuổi thanh xuân hoặc tương lai…). những sự kiện này khiến người bệnh buồn bã, và dẫn tới cảm giác bất lực và vô vọng. Khi mà những sự kiện đặc trưng đã nêu trên , đã được xử lý thì kết quả là chứng trầm cảm sẽ tự động biến mất.
Tuy nhiên, những tác nhân gây nên trầm cảm không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Có thể đó là một ngày nào đó trong năm liên quan đến một sự kiện khó chịu, hoặc gây đau đớn vốn không được ý thức phản ánh. Thường thì những xúc cảm đó đã bị dồn nén, hoặc sự kiện đó đã bị xoá bỏ và do đó ý thức của chúng ta không thể tiếp cận được với chúng.
Thực tế điều trị cho thấy, sự kiện gây bùng phát thường không phải là nguyên nhân mà “chỉ” là một dịp, cớ để chứng trầm cảm biểu hiện. Đứng sau đó là một loạt những sự kiện khác, liên quan đến những mất mát và chia ly, vốn thường xảy ra đã từ rất lâu và gây đau khổ cho người bệnh. Những sự kiện này có thể bắt nguồn từ thời gian trước đó. Nếu những tai nạn gây chấn thương giống như trước kia được tái kích hoạt bằng một sự kiện mới, “năng lượng tâm lý” thì lập tức chứng trầm cảm xuất hiện. Song nếu những chủ đề mấu chốt, vốn được che đậy mà được tìm ra và xử lý, thì chứng trầm cảm thường sẽ giống như làn sương gặp lúc nắng lên. (Điều này cũng đúng cho những chứng sợ hãi và những bệnh thể chất khác.)
Liệu pháp dùng dược phẩm
Vì theo quan điểm y khoa hiện đại thì những biến đổi sinh hoá trong não được xem là nguyên nhân gây ra trầm cảm, nên trên thực tế chứng trầm cảm thường được điều trị bằng các loại dược phẩm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm điều trị trầm cảm của chúng tôi lại cho thấy rõ rằng: những nguyên nhân về tinh thần như chấn thương (dưới mọi hình thức) hoặc những mất mát không bù lại được mới là vai trò chính, và đó cũng là tác nhân để gây ra chứng trầm cảm. Tuy vậy ở những ca mắc chứng trầm cảm mức độ nặng, ta phải cần sử dụng kết hợp giữa điều trị y khoa và liệu pháp trị liệu tâm lý.(Tất nhiên trong trường hợp này, ta chỉ trị liệu tâm lý sau khi bệnh nhân đã được điều trị qua y khoa).
Theo Th.s Nguyễn Mạnh Quân
Xem chi tiết thông tin khoá học: “HARUVA- Khơi nguồn sức sống mới- MQ”
Xem những minh chứng kết quả thực tế: hàng trăm học viên đã tự trị liệu các chứng bệnh của mình như thế nào?