Các loại sợ hãi ?
Khái niệm sợ hãi là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Khoảng 10% dân số Đức mắc chứng sợ hãi ở mức độ cần được chữa trị. Chỉ tính riêng con số người thường bị các cơn sợ hãi đã là hơn 2 triệu người. Giáo sư Johannes Tauscher bệnh viện tâm thần trường đại học Viên (Áo) cho rằng, gần 15% dân số đã ít nhất một lần trong đời từng bị mắc chứng sợ hãi mức độ nặng và xu hướng này vẫn tiếp tục đang gia tăng.
Khi bị mắc các chứng rối loạn lo âu, thường người bệnh trì hoãn quá lâu trước khi tìm đến bác sĩ tâm lý, thường là sau 10 năm hoặc lâu hơn.
Nỗi sợ có thể núp dưới vô vàn các dạng thức khác nhau:
– Chứng sợ hãi là những nỗi sợ cụ thể trước những tình huống, con người hoặc con vật nhất định. Những ví dụ phổ biến nhất có thể kể đến như sợ chó, sợ nhện, sợ rắn, sợ độ cao, sợ tiêm, sợ những nơi xa xôi, sợ sự tù túng / sợ bị giam cầm (như trong đường hầm, thang máy, phòng không cửa sổ v.v…), sợ cầu, sợ thi cử, sợ bóng tối… Việc liệt kê này gần như có thể kéo dài mãi.
– Đặc trưng của chứng sợ hãi là những cơn sợ khủng khiếp gắn với việc thở hụt hơi, mồ hôi toát ra, tim đập nhanh. Da dày và ruột bắt đầu quặn lại (co thắt), chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, lo sợ xâm chiếm toàn bộ cơ thể.
– Những chứng sợ hãi riêng biệt như sợ nhện, sợ rắn, sợ khoảng không hẹp hay sợ độ cao, là những phản ứng lo sợ quá mức, không thoả đáng, không có lý do, chúng thường khiến người bệnh có những hành xử cưỡng bách, hoặc né tránh hoàn toàn mọi tình huống có thể dẫn đến nỗi sợ đó. Những người bị chứng sợ hãi này ở mức độ nặng thường bị giới hạn về mặt chất lượng sống, cũng như trong công việc.
– Triệu chứng hốt hoảng được đặc trưng bởi các cơn sợ hãi không báo trước. Chúng thường đi kèm với đổ mồ hôi, tim đập nhanh và chóng mặt cũng như cảm giác sắp chết hay sắp phát điên. Và vì những phản ứng như vậy nơi công cộng đặc biệt dễ gây ngượng/ ngại cho người bệnh. VÌ thế ở người bệnh, thường xuất hiện một dạng sợ thứ cấp, và như vậy họ tránh để không rơi vào những tình huống như tránh không phải đi chợ, đi ăn tại nhà hàng, đi du lịch… Những cơn hốt hoảng thường khiến bệnh nhân không thể sống một cuộc sống bình thường. .
– Rối loạn lo sợ suy rộng đặc trưng bởi mức độ lo sợ bị đẩy cao. Những lo sợ không bị gây ra bởi một tình huống nào cụ thể. Rối loạn lo sợ suy rộng, thường có mức độ lớn hơn chứng sợ hãi hay lo sợ kể trên, và vì thế việc điều trị cũng lâu hơn. Những nguyên nhân tâm động (những ký ức tai nạn bị dồn nén và hoặc những mâu thuẫn Vô thức) thường đóng một vai trò quan trọng trong những trường hợp này.
Ví dụ về chứng sợ hãi (phobia) có thể chỉ rõ tính phức tạp nhiều tầng, cấp của những biểu hiện/ rối loạn. Những khía cạnh tương tự cũng có ở những rối loạn tâm lý khác (ví dụ như chứng trầm cảm) và những bệnh tật về mặt cơ thể.
Trên thực tế có thể quan sát thấy ba dạng chứng sợ hãi:
1) Chứng sợ đơn giản (simple phobia): thường không có nguyên nhân về mặt tâm lý. Chứng sợ hãi này thông thường có thể chữa khỏi rất nhanh chóng bằng cách chữa trị hướng vào triệu chứng.
2) Chứng sợ phức hợp (complex phobia): có liên quan đến rất nhiều các sự kiện trong quá khứ, vốn đã khiến người bệnh sợ hãi (ví dụ nếu một người thường hét lên mỗi khi thấy nhện, thì ắt hẳn nhện phải rất nguy hiểm, chắc chắn họ đã từng bị ai đó ném nhện vào mặt v.v…)
Ranh giới giữa chứng sợ đơn giản và sợ phức hợp thường không rõ ràng. Chứng sợ đi máy bay (aviophobia) chẳng hạn, thường đi kèm với chứng sợ khoảng không hẹp (claustrophobia) hay sợ độ cao. Khoảng 85% số người bị chứng sợ đi máy bay còn mắc các chứng sợ hãi khác.
3) Chứng sợ hãi núp dưới bóng một vấn đề khác:
Giống như trường hợp trầm cảm “núp bóng” một triệu chứng khác thể hiện ra bên ngoài, và che dấu bệnh trầm cảm thì ở trường hợp này cũng vậy, chứng sợ che dấu vấn đề đứng đằng sau nó (ví dụ một vấn đề trong quan hệ tình cảm). Những chứng sợ này thường hiếm gặp.
Những chứng sợ hãi thường gặp có thể kể đến là:
– Chứng sợ nhện (arachnophobia): Một nửa số phụ nữ và 10% số nam giới mắc chứng sợ hãi này.
– Sợ xã hội (social phobia): Sợ bị người khác đánh giá tiêu cực trong một số tình huống trong cuộc sống.
– Chứng sợ đi máy bay (aerophobia)
– Chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia): Sợ tất cả các địa điểm hoặc cảnh huống khó hoặc không có đường chạy thoát, hoặc không có phương tiện giúp đỡ đề phòng trường hợp triệu chứng hoảng sợ của họ xuất hiện.
– Chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia): Sợ khoảng không hẹp
– Chứng sợ độ cao (acrophobia)
– Chứng sợ nôn (emetophobia)
– Chứng sợ bị ung thư (carcinophobia)
– Chứng sợ chết hoặc sợ xác các vật đã chết (necrophobia)
Các chứng sợ thuộc vào những vấn đề chúng tôi thường phải điều trị nhất, và phương pháp chúng tôi áp dụng cho kết quả điều trị khá tốt (Thôi miên và EFT với những trường hợp nhẹ). Thường thì khi điều trị, người ta không thể cam kết ngay rằng việc trị liệu sẽ thành công, nhưng vì việc điều trị các chứng sợ, đã cho kết quả rất đáng tin cậy nên tại nhiều buổi Seminar, tôi có trình diễn điều trị cho một số người tham dự bị mắc những chứng sợ hãi kể trên, để minh chứng tác dụng của những “Phương pháp tự giúp” (Tự Thôi miên và EFT). Tôi đã lựa chọn các chứng sợ đơn giản và có thể cải thiện ngay trong buổi Seminar đó (ví dụ sợ động vật, sợ độ cao v.v…)
Điều trị những triệu chứng hoảng sợ và rối loạn sợ hãi tổng hợp
Bên cạnh bệnh trầm cảm, thì những rối loạn sợ hãi là những vấn đề thường gặp nhất tại các phòng trị liệu tâm lý. Thực tế điều trị bằng Thôi miên, đã chỉ ra rất rõ ràng rằng: những nhiễu (chịu đựng) về tinh thần và những mâu thuẫn không được giải quyết trong Vô thức, chính là căn nguyên của các triệu chứng bệnh, kể cả về tâm thần cũng như về thể chất (bệnh tâm- thể).
Vì những chịu đựng về tinh thần, thường xuất phát từ giai đoạn thơ ấu và vô thức, nên việc phát hiện, xử lý và chữa trị thường rất khó khăn. Trong những trường hợp này, thế mạnh của Thôi Miên sâu được áp dụng và sử dụng triệt để. Nó giúp ta đánh thức lại những ký ức đã bị quên từ rất lâu. Quy trình liệu pháp chữa trị những rối loạn sợ hãi, trầm cảm hay các bệnh tâm thể khác đã được trình bày cụ thể trong chương “Phương pháp phân tích, báu vật trong Thôi miên”.
Việc điều trị bệnh nhờ Thôi Miên trị liệu ngày nay, đã được chứng minh tác dụng một cách rất hiệu quả, đặc biệt trong điều trị các rối loạn sợ hãi. Nếu những xúc cảm vốn là nguyên nhân đằng sau chứng sợ hãi, đã được tìm thấy và xử lý, thì những nỗi sợ sẽ được giảm thiểu hoặc có thể hoàn toàn biến mất. Những tình huống, cảnh huống vẫn thường khiến người bệnh lên cơn hoảng sợ trước đó, sẽ được vô hiệu hoá một phần, hoặc hoàn toàn, và người bệnh được giải phóng khỏi sự sợ hãi.
Trong thực tế trị liệu đã luôn cho ta thấy, sự kiện khiến sợ hãi xuất hiện, thường không phải là nguyên nhân, mà “chỉ” là tác nhân giải phóng chứng sợ hãi. Bởi vậy, nhiều khi tác nhân chỉ là một việc rất nhỏ, gây kích thích một chủ đề cũ (trong Vô thức) chưa được giải toả .Chính vì vây mà chứng sợ hãi bị bùng phát mà thôi…
Theo phân tích của Th.s Nguyễn Mạnh Quân
Hiện nay Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học thôi miên Việt Nam
Đang mở lớp học “Khơi nguồn sức sống mới” có thể trợ giúp người thoát khỏi nhiều chứng bệnh rất thành công. Phương pháp có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần thuốc, bạn hoàn toàn có thể vận dụng trị liệu ngay tại khoá học bằng các kỹ thuật thôi miên Chỉ có tại Châu Âu lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Khoá học nâng cao sức khoẻ” Khơi nguồn sức sống mới” vận dụng những phép” thần thông” để người bệnh tự trị liệu bệnh cho chính mình !
Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/haruva-khoi-nguon-suc-song-moi/