Thôi miên trị liệu là một liệu pháp khoa học hoàn toàn nghiêm túc
Bài dịch theo tạp chí thế giới (Die Welt) của: Renate Kingma
Đăng ngay: thứ ba, 04/02/2005 ngày quốc tế thôi miên:
Rất nhiều nghiên cứu ghi nhận tác dụng của thôi miên trong điều trị đau va đau mãn tính, các vấn đề về thính lực, trầm cảm, herpes, nghiện và sợ hãi…
Ở Tubingen từ nhiều thế kỷ nay tại các phiên chợ tết hay các buổi trình diễn xiếc, thôi miên được biết đến với một tiếng xấu như: thôi miên là phương tiện quyền năng mà các nhà thôi miên sử dụng nhằm khiến những người yếu đuối làm tất cả những gì mà họ sai bảo. Trên thực tế những thứ đó hoàn toàn không liên quan gì đến thôi miên trị liệu. Những ứng dụng nghiêm túc trong y hoc đã được phát triển từ thời Mesmer, khi ông phát minh ra khả năng chữa bệnh bằng từ trường vào năm 1750, rồi đến việc dùng liệu pháp thôi miên thay cho thuốc gây tê của các bác sĩ người Anh (1850) cho tới việc dùng thôi miên là một phương pháp trị liệu linh hoạt độc lập của Milton, bác sĩ y khoa, và là một chuyên gia trị liệu nổi tiếng người Mỹ gốc Đức trong những thập 40-50-60 của thế kỷ trước.
Cách đây khoảng 30 năm, phương pháp này được hai nhà tâm lý học người Munic là Peter và Wilhelm Gerl “mang về” Đức. Và từ đó thôi miên được đưa và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: nha khoa, ngoại khoa, trị liệu giảm đau cà chữa các bệnh đau mãn tính, cai nghiện nicotin, nghiện ăn, trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng, sợ sệt, và trong trị liệu chấn thương cho những bệnh nhân bị ám ảnh bởi những ký ức về bạo lực hoặc thảm hoạ, bệnh thần kinh, và các bệnh do ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật…
Thế nhưng nhà tâm lý học: Bernhard Trenkle đến từ vùng Rottweil, Schwarzwald, là chủ tịch tổ chức lớn nhất về chuyên ngành thôi miên (Milton-Erickson) tại Đức, từ nằm 1996 đến năm 2003 vẫn luôn nói rằng: “Thật đáng phê phán và lấy làm tiếc là ứng dụng của thôi miên chưa được phép chính thức áp dụng vào tâm lý học pháp lý, để khôi phục trí nhớ của các nhân chứng thông qua thôi miên. Chỉ bởi trước kia, ứng dụng này đã tung được sử dụng tại Hoa Kỳ nhưng đã không được tòa án lập pháp của Hoa Kỳ ngày đó chấp nhận, lý do tòa án đưa ra lúc đó là: sự thật của vụ án sẽ có thể bị các ám thị của thôi miên làm sai lệch.”
Trong tâm lý học y khoa, thôi miên được các bác sỹ sử dụng nhằm giảm đau khi cấy ghép tuỷ xương, khiến cho việc nội soi dạ dày dễ chịu hơn, giảm chứng đau nửa đầu, đau do các khối u, giảm đau khi sinh con, điều trị rối loạn thính lực, ổn định huyết áp, điều trị các bệnh đau mãn tính, ù tai, chóng mặt, dị ứng thần kinh, herpes, mất ngủ, trầm cảm. Và đặc biệt hữu hiệu với những trẻ em sợ đến trường, sợ thi, học kém, sợ giao tiếp, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ, và cả những vận động viên thể dục thể thao trước kỳ thi đấu, rối loạn tiêu hóa, cai nghiện, giải tỏa stress mãn tính…
Nhưng cụ thể thì liệu pháp thôi miên đã phát huy được tác dụng như thế nào? Về điểm này giáo sư tâm lý học của trường ĐHTH Tübingen(Đức), Dirk Revenstorf (người đã trực tiếp thực hiên hàng trăm nghiên cứu về tác dụng của liệu pháp thôi miên, đặc biệt là những nghiên cứu có thời gian quan sát kéo dài, với một số lượng lớn các thí điểm và kiểm tra xác suất. Những bệnh nhân tham gia thí nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên và cuối cùng đã được khẳng định là thành công ngoài sự tưởng tượng) đã phát biểu: “thôi miên làm thay đổi phạm vi các lĩnh vực được quan tâm cũng như những cảm nhận của người bệnh, bằng cách làm vô hiệu hóa những kích thích có hại và tăng cường những hình ảnh tích cực nội quan. Nó giúp cho người bệnh trong việc xử lý vô thức các trải nghiệm, mà nếu theo lý trí thì việc xử lý này thường không bao giờ thực hiện được. Ngoài ra, chúng ta cần phải có một cách nhìn và một định nghĩa đúng mức hơn nữa theo tiêu chuẩn quốc tế về khả năng cũng như những tiềm tàng vô cùng to lớn của liệu pháp thôi miên.”
Thôi miên liệu pháp ứng dụng trong nha khoa cũng rất hữu hiệu, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân phản ứng với thuốc giảm đau. Tính đến nay tại Đức đã có hơn 2000 bác sĩ nha khoa đã đi học thêm và đã nhận được giấy chứng chỉ có khả năng thôi miên cũng như đã có khả năng làm giảm đau bằng liệu pháp thôi miên.
Tới ngày hôm nay thì ngay cả những trị liệu gia hành vi cổ điển, vốn bao giờ cũng thiên về khuynh hướng làm việc bằng lý trí, cũng đã cởi mở hơn rất nhiều, thậm chí ngả theo khuynh hướng của liệu pháp thôi miên… Qua sự chuyển biến này, giáo sư Revenstorf nói: ” Thời kì quá độ của thôi miên đã bắt đầu được bước sang giai đoạn xuôn xẻ và thuận lợi, và như thế mới là đúng, bởi con người không phải chỉ sống với lý trí mà còn Vô thức”. Trái ngược với nghề ảo thuật trong rạp xiếc, thôi miên nghiêm túc chỉ được đưa vào với mục đích phục vụ cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, nhưng cũng chỉ trong phạm vi của sự đồng ý và phối hợp của chính họ. Tất nhiên, cũng còn tuỳ vào việc mọi người có nhận thức được rằng, những sức mạnh Vô thức của cơ thể chính là những tiềm năng của con người, và cũng là những sức mạnh tuyệt vời nhất của chính mình hay không‘‘.
Thông tin chi tiết có thể tìm hiểu tại:
Tổ chức Thôi miên Y khoa Milton-Erickson (Milton-Erickson-Gesellschaft für klinische Hypnose), Tel.: 089/34 02 97 20.
Tổ chức Thôi miên Y khoa và tập luyện tự sinh (Deutsche Gesellschaft für ärztliche Hypnose und autogenes Training), Tel.: 021 31 /46 33 70.
Tổ chức Thôi miên Y khoa Đức chuyen nganh nha khoa(Deutsche Gesellschaft für zahnärztliche Hypnose), Tel.: 07 11 / 236 06 18.
Bài viết của Renate Kingma, xuất bản thứ ba, ngày 4.02.2005 ( trên Die Welt – online).