Quan-18
Chuyên gia thôi miên trị liệu Nguyễn Mạnh Quân trị liệu cho thân chủ
Phương pháp phân tích thôi miên (báu vật của liệu pháp thôi miên)
 
Mỗi một căn bệnh về tâm lý hay thể chất của con người, đều gắn với một hoặc một tập hợp các cảm xúc tiêu cực. Mỗi cảm xúc tiêu cực thể hiện trong cơ thể sẽ làm hại cơ thể, nếu nó không được giải toả trong một khoảng thời gian nhất định. Mức độ sâu sắc của xúc cảm quyết định mức độ của vấn đề sức khoẻ mắc phải. Chừng nào những xúc cảm tiêu cực vẫn còn tồn tại trong hệ thống tâm lý học, thi chừng đó vấn đề của người bệnh vẫn không được giải quyết.
 

Ví dụ, ngay cả khi do những ảnh hưởng xấu từ môi trường làm xuất hiện khuynh hướng gây ra dị ứng, thì dị ứng cũng chỉ xuất hiện trong thời điểm mà môi trường có các chất gây ra dị ứng mà thôi. Còn khi mà một người đang bị một, hay nhiều nhiễu cảm nào đó ( điều này chỉ có thể là tự nhiên và nằm trong vô thức ), thì tất nhiên chính những nhiễu cảm đó sẽ gây nên một tác đông xấu vào khả năng tự điều chỉnh và cân bằng của cơ thể, cũng từ đó một số bệnh lý bắt đầu được hình thành và phát bệnh.Áp dụng phân tích thôi miên, bao gồm việc tìm ra và xử lý các nguyên nhân nằm trong Vô thức và về mặt tâm lý, đó vốn là nguồn gốc chính gây nên bệnh tật bởi một số nguyên tắc sau đây:Tất cả những gì mà người bênh đã từng nhìn thấy, hoặc đã từng trải qua, thì đều được lưu giữ trong Vô thức cùng với những xúc cảm liên quan.Trong phân tích thôi miên, những loại ký ức sau đây sẽ được đánh thức:

  • ISE (Initial Sensitizing Event – sự kiện cảm ứng ban đầu )
    Sự kiện trong đó xuất hiện những xúc cảm là nguyên nhân phía sau của vấn đề mắc phải (bị kìm nén) và  những suy nghĩ xuất phát từ tình huống này.
  • SSE (Subsequent Sensitizing Events –  những sự kiện cảm ứng kế tiếp)
    Những sự kiện kế tiếp, dẫn tới việc gia tăng các xúc cảm ban đầu, và đưa đến các suy nghĩ và suy diễn liên quan.
  • FSE (Final Sensitizing Event – sự kiện cảm ứng cuối)
    Sự kiện dẫn tới triệu chứng bệnh lý, thông thường là sự kiện cuối cùng trong số các sự kiện nguy hiểm này.

Về cơ bản, việc điều trị chính là việc tìm kiếm (nhớ lại) và xử lý những ký ức chấn thương bị đè nén vốn là nguyên nhân của những triệu chứng bệnh, đồng thời xoá bỏ những cảm xúc xuất phát từ những tình huống trải nghiệm đó (sợ hãi, buồn bã, cô đơn, tức giận, không thể tha thứ v.v…), những tin tưởng và suy nghi cố hữu (mình chẳng có chút giá trị gì, mình sẽ không làm nên trò trống gì…), những đình trệ (phong bế) về thể chất / năng lượng. Trong đó ký ức không phải là đối tượng bị thay đổi mà là những xúc cảm.(không đau khổ, buồn bã, tủi, nhục, tự ti v.v.)

Trong trạng thái thôi miên, người bệnh sẽ có thể trải nghiệm lại những tình huống vốn là mầm mống của vấn đề, hoặc nguyên nhân gây bệnh mà không có những xúc cảm tiêu cực. Cả những sự kiện đã làm cho vấn đề trầm trọng hơn cũng được tái trải nghiệm, va bỏ qua những xúc cảm xuất hiện ban đầu.

Chủ yếu mọi sự đau đớn về thể xác và ức chế về tinh thần, đều có nguyên nhân từ sự phức tạp và những trải nghiệm của quá khứ. Vì vậy  việc điều trị chính là mục tiêu đẻ gỡ bỏ sự phức tạp này đồng thời xử lý và vô hiệu hoá những sự kiện tiêu cực đó, cũng như giải quyết những trải nghiệm chưa vượt qua được, và những chấn thương trong quá khứ còn tồn tại.

Qua đó, một gánh nặng sâu thẳm trong Vô thức sẽ được gỡ bỏ. Năng lượng của cơ thể từ trước tới nay được dùng vào việc đè nén những xúc cảm tiêu cực đó, thì bây giờ lại được dùng vào việc trị bệnh. Bệnh nhân sau một vài ca trị liệu sẽ cảm thấy nhẹ nhõm , và phần lớn bệnh nhân sẽ cảm thấy những thay đổi ngay sau buổi trị liệu đầu tiên. Những công việc của những ca trị liệu tiếp theo là tiếp tục gỡ bỏ những năng lượng tiêu cực khỏi vô thức, giúp cho bệnh nhân có cảm giác thực sự được giải phóng. Một phần quan trọng trong thôi miên trị liệu là việc tha thứ. Trong giấc ngủ thôi miên sâu, người bệnh sẽ nói chuyện với tất cả những người đã từng làm  mình phải đau khổ, đồng thời tha thứ cho họ. Người bệnh cũng tự tha thứ cho chính mình, về những sai lầm mà họ đã mắc phải từ xưa đến nay. Việc tha thứ như vậy có ý nghĩa như một sự giải thoát căn bản về mặt tinh thần. Nó giống như khi ta trút bỏ  được một gánh nặng ngàn cân khỏi vai mình vậy. Sau khi làm xong việc đó thì năng lượng trong cơ thể được hoàn toàn giải phóng, thông qua đó sẽ làm tăng các nguồn lực chữa bệnh  cũng giống như việc vô hiệu hoá các nguyên nhân gây bệnh. Vô thức lại có thể tự tái cấu trúc, ổn định và cơ thể cũng như tâm hồn sẽ khỏe mạnh, thanh thản, tiếp sau đó thì mọi triệu chứng bệnh lý sẽ tự động biến mất và bệnh tật sẽ khỏi

Sau khi những “lập trình” tiêu cực cũ (suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, thói quen ứng xử…) được vô hiệu hoá, thì những “lập trình” tích cực mới sẽ được thiết lập. Và việc chữa bệnh của cơ thể sẽ được tăng cường, thông qua những ám thị của liệu pháp thôi miên.

Theo phân tích của Chuyên gia tâm lý và thôi miên trị liệu Nguyễn Mạnh Quân.

Leave a Reply