Câu hỏi: Thôi miên thực sự là gì?

Trả lời:

         Từ “thôi miên” bắt nguồn từ chữ “Hypnos” dịch từ nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là “ngủ”. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn.

         Trong khi cơ thể của chúng ta đi vào trạng thái thôi miên, thì tinh thần được giải toả, cơ thể thư giãn, cảm giác thanh thản, bình tĩnh, không còn sợ hãi hay lo âu, buồn phiền. Một trạng thái liên quan mật thiết đến khả năng cũng như rất quan trọng và cần thiết cho trí tưởng tượng, tính sáng tạo thông qua do khả năng và trí tưởng tượng được cải thiện, cùng lúc đó nếu chúng ta đã làm chủ được trạng thái thôi miên, thì sự tự nhận thức lúc đó sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, các hình ảnh trong quá khứ, thường xuyên xuất hiện cũng như các hình ảnh mơ ước, các ý tưởng, ý nghĩ mà người được thôi miên vào thời điểm đó đang đặc biệt quan tâm…

         Trong quá trình cơ thể ở trạng thái thôi miên, người ta vẫn có cảm nhận rõ rệt về địa điểm, không gian và thời gian , cũng như những sự việc đang diễn ra bên cạnh họ lúc đó, nhưng dưới tác động và sức mạnh của ám thị, họ không để cho những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng hoặc tác động vào những suy nghĩ và tinh thần của họ lúc đó (hoàn toàn tỉnh táo). Khi mà con người chúng ta ở trạng thái ý thức bình thường, thì lúc nào chúng ta cũng có thể cùng lúc nhận thức, và cảm nhận nhiều những tác động và các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh, còn khi ở trạng thái được thôi miên, thì ý thức chỉ nhắm vào một loại hoặc một ý tưởng nhất định, do đó người ta ít nhiều được tách ra và không còn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nữa. Những kích thích bên ngoài lúc đó đối với chúng ta dần dần trở nên không quan trọng.

         Trạng thái thôi miên gắn liền với sự yên bình, hài hoà trong nhịp điệu nội tâm. Tạo nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, chậm rãi, hoạt động tim mạch và hệ tuần hoàn được cân bằng (nhịp tim, huyết áp). Việc căng thẳng cơ bắp trên toàn bộ cơ thể được giảm tới mức tối đa, các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông, khả năng tạo một số phản ứng tiêu cực trên cơ thể giảm xuống, kết quả xét nghiệm máu thay đổi, hàm lượng hóc môn stress giảm xuống rõ rệt…

XEM THÊM HỎI ĐÁP VỀ THÔI MIÊN

Thôi miên thực sự là gì?

Tại sao tôi cần phải hiểu và ứng dụng được trạng thái thôi miên?

Tại sao tự thôi miên lại có thể chữa được bệnh?

Thôi miên có thể chữa được những bệnh gì?

Nếu đúng là Liệu Pháp Thôi miên đã mang lại Hiệu Quả cao, như thông tin đã được đưa trên trang web của Trung tâm, thì tại sao Liệu pháp này lại chưa được Khoa học công nhận?

Tại sao các Tài liệu để Tham khảo thêm về thôi miên của Trung tâm, lại chỉ có Nguyên bản là tiếng Nước ngoài, mà không có những tài liệu bằng tiếng Việt, hoặc không được dịch ra thành tiếng Việt cho mọi người dễ hiểu ?

Tại sao cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một Phương pháp nào khả dĩ, để ngăn chặn những mặt Tiêu cực của Thôi miên. Tránh những trường hợp như một số người vẫn sử dụng Thôi miên để lừa đảo, trục lợi?

Tôi có học được Phương pháp Thôi miên ở trên mạng Internet, theo như tôi biết thì đây là một Phương pháp cổ, bí truyền đã có từ lâu đời , nhưng tại sao tôi luyện mãi mà không được, cứ mỗi khi ngồi thiền để luyện thôi miên, tôi đã đều tìm những nơi yên tĩnh và đọc đúng câu Thần chú mà tôi đã được học, nhưng tôi vẫn thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và không vào được trạng thái Thôi miên, tôi có làm thiếu, hoặc sai điều gì không?

Tôi đã từng được nghe người ta nói, là có thể dùng phương pháp Thôi miên để bẻ cong và thậm chí nâng được cả đồ vật nặng lên cao chỉ bằng suy nghĩ. Điều này đúng, hay sai?

LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM

TRUNG TÂM UNESCO NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC THÔI MIÊN VIỆT NAM

Địa chỉ văn phòng: Nhà văn hóa Phường yên phụ

Số 1/15,ngõ 189 Đường An Dương,Tây Hồ,Hà Nội

Web: thoimien.vn – Email:nmq.tribenhkhongdungthuoc@gmail.com

HOTLINE: 0904606965 – 0965189669

 

 


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29

Leave a Reply