Thôi miên không phải là trò phù phép, nhưng nó có thể giúp giảm đau, ngừng chảy máu một cách nhanh chóng và giúp bỏ hút thuốc. Điều quan trọng là động lực tự thân của bệnh nhân.
Thôi miên không phải trò phù phép – Bác sĩ điều trị tăng cường Moughrabi bàn về ứng dụng thôi miên trong giảm đau, bỏ thuốc lá và thay thế thuốc gây mê
Moughrabi:Định nghĩa ngắn gọn về thôi miên và trạng thái thôi miên là sự tập trung chú ý – ý thức được định hướng theo một phía và không nhận đồng thời những thức khác vốn vẫn được nhận thức nếu không ở trạng thái này. Trạng thái thôi miên được xem là một trạng thái của ý thức thứ ba bên cạnh trạng thái ngủ và thức.
derStandard.at: Khi đó não bộ sẽ như thế nào?
Moughrabi: Việc đo sóng não cho thấy có thay đổi của sóng não và chức năng của não. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái này giống như trạng thái đạt được khi thiền.
derStandard.at: Tại Áo thôi miên có được công nhận là một liệu pháp y khoa?
Moughrabi: Có, chắc chắn vậy. Vẫn có một số định kiến nhất định từ phía người dân và một số người thuộc giới y học, song điều này xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế về chủ đề này. Những nghiên cứu khoa học từng được tiến hành theo những tiêu chí gắt gao của y học ngày nay đã chứng minh cho thành công của thôi miên y khoa.
derStandard.at: Thôi miên trong y khoa khác với những thứ được diễn tại các buổi trình diễn thôi miên như thế nào?
Moughrabi: Sự khác biệt là rất lớn. Trên sân khấu thì yếu tố hiệu ứng là quan trọng, những người bị thôi miên bị biến thành trò cười cho thiên hạ. Thôi miên trị liệu không quan tâm đến việc tạo hiệu ứng thật ấn tượng mà ngược lại: nó giống như một buổi nói chuyện kín với một nhà trị liệu tâm lý. Nhà trị liệu cùng với bệnh nhân của mình cùng nhắm tới một mục tiêu cụ thể.
Khi làm việc với vô thức, tất nhiên có thể có những thứ sẽ xuất hiện. Song một nhà trị liệu được đào tạo có thể xử lý chúng và giữ cho bệnh nhân của mình tiếp tục ở trong phạm vi an toàn, damit er weiter aufmachen kann. Trên sân khấu thì những việc tương tự giống như thảm họa với người bị thôi miên vậy.
derStandard.at: Có phải những nỗi lo lắng rằng mình sẽ không tỉnh dậy hoặc mình sẽ không còn là chính mình nữa là hoàn toàn không có cơ sở?
Moughrabi: Những nỗi sợ hãi kiểu này hoàn toàn không có cơ sở. Nỗi lo sợ phóng đại rằng bỗng dưng nhà trị liệu bị đột tử khi bệnh nhân vẫn đang ở trạng thái thôi miên cũng là một nỗi sợ phi lý giống như vậy, bởi vì người bệnh có thể tự mình thoát ra khỏi trạng thái thôi miên. Trong hình thức trị liệu này bệnh nhân tự làm việc với chính mình, và nhà trị liệu chỉ đóng vai trò trợ giúp mà thôi.
derStandard.at: Thôi miên được ứng dụng trong điều trị giảm đau. Song đau thường được xem là thuộc về thể chất lý tính. Mà thôi miên lại tác động về mặt tinh thần. Điều này được lý giải như thế nào?
Moughrabi: Đau không chỉ hoàn toàn là vấn đề thể chất. Y khoa coi vấn đề của những bệnh nhân mắc chứng đau kinh niên, đau nửa đầu hoặc chứng đau u xơ là những vấn đề thể chất. Cơ thể và tâm lý có tác động qua lại đến nhau. Trong y học tâm thể có những trường hợp những vấn đền tâm lý có thể phản ánh trên cơ thể.
derStandard.at: Tác động của thôi miên được giải thích như thế nào?
Moughrabi: Trong thôi miên liệu pháp, thôi miên có tác dụng trên nhiều cấp bậc. Cấp đơn giản nhất là phản xạ: Khi bị đau, người ta thường co dúm lại, do đó lại càng đau hơn. Việc đầu tiên diễn ra trong thôi miên là khiến người bệnh vốn trước đó không thể thả lỏng thư giãn đạt được trạng thái thư giãn. Chỉ như vậy thôi, sự đau đã được giảm bớt.
Ở một cấp độ khác, chúng ta có cơ hội thay đổi cách nhìn nhận của sự đau trong vô thức. Mỗi người lại miêu tả sự đau của mình một cách khác: bỏng rát, như bị kim châm, bị hoặc bị cấu. Câu hỏi ở đây là, trong vô thức ta có thể làm gì khi bị bỏng. Ta có thể tạo ra những hình ảnh khác ở đó, ví dụ như nước mát đang được đổ lên cái chân bị bỏng rát. Ở trạng thái thức điều này thật khó tưởng song trong trạng thái thôi miên mọi thứ lại tuân theo một lôgic khác. Và như vậy điều đó Und das wirkt sich dann sehr wohl auf das körperliche Erleben aus.
derStandard..at: Việc không bị đau khi nhổ răng nhòa thôi miên thì được giải thích như thế nào? Vì trong trường hợp này rõ ràng đó là một dạng đau cấp tính.
Moughrabi: Trường hợp này được thực hiện bằng những kỹ thuật khác. Một ví dụ đơn giản là: bệnh nhân đi vào một chuyến đi thôi miên và ở một địa điểm hoàn toàn khác thực tại. Hoăc là người bệnh không cảm nhận những gì đang xảy ra quanh mình nữa hoặc anh ta ngắt liên hệ với chính bản thân cơ thể mình. Anh ta không cảm thấy đau và không gắn nó với chính mình nữa.
Những nha sĩ kể rằng khi họ nhổ răng mà không dùng thuốc gây tê mà dùng thôi miên thì miệng vết thương nhỏ hơn và ít chảy máu hơn cũng như mau lành hơn.
derStandard.at: Tại sao việc chảy máu lại nhanh kết thúc hơn?
Moughrabi: Trong cơ thể có một số chất dẫn khác nhau được giải phóng ra khi cơ thể bị đau. Người đa đoán rằng những chất này không chỉ được giải phóng khi có kích thích lý tính mà việc này cũng có thể diễn ra qua vô thức.
derStandard.at: Thôi miên có thể giúp bỏ thuốc lá hoặc dự định giảm cân như thế nào?
Moughrabi: Không thể không có động lực từ phía bệnh nhân. Thôi miên không thể giúp tạo ra một động lực không tồn tại. Rất có thể là động lực cá nhân của bệnh nhân được tăng cường ở bình diện vô thức. Mỗi người đều có lý do riêng giải thích việc hút thuốc của mình và tại sao anh ta muốn bỏ thuốc. Cần phải tìm ra lý do phải bỏ thuốc và neo giữ nó thật sâu trong thâm thức. Điều tương tự cũng diễn ra khi ta muốn giảm cân. Không ai có thể giảm 5 kg chỉ bởi vì được tôi thôi miên cả. Nhưng người ta có thể làm được việc này sau đó một cách dễ dàng hơn.
Khi điều trị cai thuốc lá, tôi làm việc cùng lúc với nhiều phương pháp khác nhau: Với người này có thể là liệu pháp hành vi, với người khác – nếu cần thiết – có thể dùng chất thay thế nicotin và có kèm theo thôi miên. Thông qua việc kết hợp những phương pháp khác nhau, tỷ lệ thành công được tăng lên rõ rệt. Theo những nghiên cứu đưa ra thì tỷ lệ này tăng khoảng 30 đến 40% nếu kết hợp sử dụng thôi miên.
derStandard.at: Bên cạnh những lĩnh vực ứng dụng đã được biết đến này của thôi miên thì hiện việc ứng dụng thôi miên vào phẫu thuật thay vì sử dụng thuốc gây mê cũng đang được nghiên cứu.
Moughrabi: Việc này không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mà hiện phần nào đã được đưa vào áp dụng trong các cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên khó khăn là ở chỗ, ta cần có một mô hình chữa trị mà hiện các bệnh viện thông thường không có điều kiện thực hiện: Bác sĩ phải có thời gian dành cho bệnh nhân của mình, ông ta phải thực hiện thôi miên và trong khi tiến hành thôi miên môi trường xung quanh phải thật yên tĩnh. Nếu trạng thái thôi miên lúc đang phẫu thuật lúc nào đó bị yếu đi, ta cần phải dành cho bệnh nhân thời gian để đạt trạng thái thôi miên sâu hơn.
Nhưng việc này là khả thi: Ở khoa gây tê tại một bệnh viện ở Bỉ (Lüttich, nữ tiến sĩ Faymonville, Anm.) bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức gây mê khi phẫu thuật là thôi miên kết hợp với thuốc an thần hoặc thuốc ngủ hoặc sử dụng thuốc tế theo phương pháp truyền thống. Ta thấy ở đây những kết quả đáng kinh ngạc. Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật sử dụng thôi miên có khả năng lao động lại sớm hơn ít nhất 10 ngày. Lý do đơn giản là quá trình lành bệnh diễn ra tốt hơn và điều này đã được thống kê của bệnh viện chứng minh. (Marietta Türk derStandard.at, 18.11.2009).
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29