Tại sao các bạn nên thả lỏng trong thôi miên?

tư thế thả khi thôi miên
tư thế thả khi thôi miên

Để có thể thu được kết quả nhiều nhất từ liệu pháp thôi miên (cả cơ thể lẫn tinh thần), thì việc quý vị hiểu rõ về nền tảng của phương pháp trị liệu này là điều rất quan trọng.

Có ba cấp độ của ý thức.

Ý thức…

-Bao gồm lý trí chủ quan và lý trí phân tích;- bị giới hạn về khả năng (chỉ có thể cùng lúc xử lý tối đa từ 7-9 thông tin);

-Là nơi cư ngụ của ý muốn (tuy nhiên nó chỉ cung cấp năng lượng ngắn hạn cho cơ thể giống như sự tăng adrenalin trong cơ thể);

Tiềm thức…

– Bao gồm trí nhớ vô hạn lưu giữ tất cả mọi trải nghiệm, sự kiện và cảm nhận trong toàn bộ cuộc đời;- không bị giới hạn về khả năng;

– Được tổ chức cao;

– Chịu trách nhiệm về những thói quen và niềm tin;

– Nuôi dưỡng trí tưởng tượng;

Bản năng (hệ thần kinh tự quản) góp phần điều khiển:

-Tất cả những chức năng tự động của cơ thể (thở, tim đập v.v…);- những phản ứng tâm lý liên quan đến thể chất;

– Cơ trơn;

-Phản ứng tự vệ (rút tay lại khi bị bỏng, bị thương v.v…);

Đâu là yếu tố phê phán?

Yếu tố phê phán là tổ chức hội của ý thức, cùng làm việc với ý thức, và nhiệm vụ của nó là so sánh những thông tin mới với những nhận thức và tin tưởng cũ. Nó chỉ cho phép những thông tin được tin tưởng và được xác định rõ ràng vào tới tiềm thức. Những nhận thức và trải nghiệm trái với những tin tưởng, sẽ bị phản đối và không đến được Tiềm thức.

Vì lý do này, những thuyết phục, những thói quen mới (mình phải thôi hút thuốc, phải ăn uống có lợi cho sức khoẻ hơn, luyện tập thể thao thường xuyên hơn v.v…) cũng những tin tưởng mới (mình đáng yêu, mình được hưởng hạnh phúc v.v…) rất khó được tiếp thu, và bình thường không bao giờ được ghi vào tiềm thức. Chúng sẽ bị yếu tố phê phán gửi trải lại và mắc lại tầng ý thức.

Như chúng ta biết rằng, những thói quen đã ăn sâu (như hút thuốc, ăn quá nhiều, cắn móng tay v.v…) và những suy nghĩ, tin tưởng cố hữu gây hạn chế (như mình chẳng có giá trị gì, mình rất kém, mình sẽ chẳng làm nên trò chống gì v.v… ) sẽ không thể vượt qua được chỉ nhờ mỗi sức mạnh mong muốn. Để vượt qua những khuôn mẫu hành vi, những suy nghi va tin tưởng cố hữu … vốn là nguyên nhân đứng đằng sau những vấn đề, cũng như bệnh tật đã mắc phải, cần phải thiết lập những tin tưởng mới, những thói quen mới, những khuôn mẫu hành vi mới trong tiềm thức. Và thôi miên được phát huy và ứng dụng chính tại điểm này (và cũng chỉ có thôi miên là liệu pháp duy nhất).

Chúng tôi gieo mầm ám thị / thuyết phục vào Tiềm thức như thế nào?

Chúng tôi sử dụng sức mạnh của thôi miên. Một định nghĩa có miêu tả thôi miên là làm việc với yếu tố phê phán, và việc thiết lập tư duy lựa chọn, và sẽ được chấp nhận (đây là điều cần thiết cho việc đạt được mục tiêu). Đó cũng là tất cả những gì thôi miên làm. Việc nắm được kiến thức này, sẽ giúp quý vị xoá bỏ được những bối rối và bí ẩn về thôi miên. Thôi miên chỉ đơn giản là giao tiếp với tổ chức gây phong tỏa này, và thiết lập những ám thị trong Tiềm thức.

Để hỗ trợ cho việc thành công của liệu pháp thôi miên, điều quan trọng là các bạn KHÔNG suy nghĩ về những ám thị hoặc tra hỏi về chúng. Tốt nhất là quý vị thực hiện và làm theo những ám thị đó, mà không ngẫm nghĩ gì cả. Những băn khoăn hoặc tra hỏi là hoạt động của ý thức, chúng hạn chế hoạt động của Tiềm thức. Chính vì thế tôi thường nói với bệnh nhân của mình: “các bạn hãy chi tưởng tượng ra những ám thị của tôi và cứ để chúng diễn ra một cách tự nhiên. Làm như vậy quý vị sẽ đạt được thành công lớn nhất.”

Nếu các bạn chẳng may bị mắc một chứng bệnh về tâm thần (như loạn thần kinh, bệnh trầm cảm), hoặc nếu các bạn là một người hoài nghi mãn tính hoặc là một người cực kỳ thích kiểm soát, thì quý vị không nên đăng ký tham gia trị liệu thôi miên. Xin quý vị đọc thêm chương “Wann sollte Hypnose nicht angewendet werden? (Kontraindikationen) / Khi nào không nên sử dụng thôi miên? (chống chỉ định)”.

Trường hợp các bạn là một người có xu hướng luôn muốn kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của mình, nhưng vẫn muốn được trị liệu bằng liệu pháp thôi miên, thì có thể sẽ rất hữu ích, nếu các bạn cùng di với một người thân tín của các bạn, đến buổi trị liệu thôi miên đầu tiên. các bạn có thể giao quyền kiểm soát cho người này (phải là một người mà quý vị thật sự tin tưởng). Nói cách khác là, lúc đó quý vị biết rằng có một người đang kiểm soát thay các bạn, để không việc gì xấu có thể xảy ra với quý vị. Điều này cho phép các bạn thả lỏng tinh thần, và có thể đi vào được trạng thái thôi miên.

Sau buổi trị liệu thôi miên đầu tiên, thì quý vị sẽ không cần đến sự có mặt của người thân nữa, vì khi đó quý vị đã biết rằng, trong thôi miên các bạn không bất tỉnh hoặc bị sai khiến, rằng các bạn sẽ không làm hoặc nói bất cứ điều gì mà quý vị không muốn.

Sau khi thiết lập được trạng thái thôi miên, chúng tôi bắt đầu bắt tay vào công việc thực sự. Việc này diễn ra với sự chứng kiến của các bạn. Trường hợp các bạn vẫn muốn có người thân bên cạnh, thì tất nhiên người đó vẫn có thể tham gia. Song thường thì điều này rất ít khi xảy ra. Tôi đề cập đến việc này ở đây với mục đích cho các bạn thấy rõ rằng, chúng tôi sẽ làm tất cả, để giúp quý vị có thể hoàn toàn tự mình tham gia trong thôi miên cũng như trong điều trị.

Tại sao việc thả lỏng lại quan trọng trong thôi miên như vậy và “thả lỏng” được hiểu như thế nào?

Chúng ta hãy lấy ví dụ một chiếc máy tính.

các bạn là user (người sử dụng) viết email, xử lý ảnh, lướt web v.v… các bạn có thể sử dụng những chương trình có sẵn, song chỉ có rất ít cơ hội thay đổi những chương trình hoặc cài đặt sâu trong máy. Để làm được việc này yêu cầu Quý vị phải có quyền admin.

các bạn hãy tưởng tượng, người admin (có mật khẩu tương ứng cho phép anh ta tiếp cận với những cấp độ lập trình sâu hơn) ngồi bên cạnh các bạn, và chờ đợi để giúp đỡ các bạn trong nhung trường hợp cần đến. Tất cả những việc các bạn phải làm là lùi sang một bên, để anh ta có thể sử dụng bàn phím. Lúc đó anh ta sẽ thực hiện tất cả những thay đổi theo yêu cầu của các bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả, và sau đó trả lại bàn phím cho các bạn tiếp tục sử dụng.

Vô thức của các bạnCHÍNH LÀ người có quyền admin. Tất cả những gì các bạn phải làm, là đề nghị Vô thức của mình giúp đỡ và giao cho vị “admin” này làm tất cả mọi việc. Trong ví dụ đã nêu, quý vị giao bàn phím cho anh ta, điều này có nghĩa là các bạn không để những câu hỏi, ý tưởng, đề nghị hay những ý nghĩ “thông minh” của mình xen vào. Trong buổi trị liệu điều này, có nghĩa là các bạn nên càng ít phân tích càng tốt, những gì đang diễn ra hãy cứ để cho nó diễn ra, và nó diễn ra như thế nào,đúng ra các bạn cũng không cần quan tâm đến những câu hỏi đại loại như như : “Mình đã ở trong trạng thái thôi miên hay chưa?” hoặc “vị bác sĩ trị liệu bằng thôi miên khác đã làm thế này hay thế kia cơ mà” sẽ kích hoạt lý trí phê phán của các bạn, và sẽ làm giảm khả năng của Vô thức, lúc đó đang giúp các bạn làm những điều mà các bạn yêu cầu.

Chúng ta hãy lấy ví dụ về trường hợp ngắt cảm giác đau. Người user – người dùng máy tính (hay chính là ý thức) không thể ngắt cảm giác bị đau. Song việc này đối với người có quyền admin/ vô thức thì đó chỉ là một việc rất nhỏ. Nếu các bạn có thể ghi vào đầu của mình, và bằng ý thức cố tự ngắt cảm giác đau, hoặc khi các bạn thắc mắc liệu việc này có thể thực hiện được không, hoặc như thế nào, thì cũng giống như việc quý vị lại giật lại bàn phím để tu xử lý vấn đề của mình. Và như vậy, vị admin sẽ lịch sự ngồi sang một bên, và đợi cho đến khi các bạn xong việc. Nhưng sự thay đổi theo mong muốn của các bạn, sẽ không bao giờ được thực hiện (ví dụ việc ngắt cảm giác đau).

Như đã giải thích rõ ở trên (xem phần yếu tố phê phán) thì điều quan trọng là nên thực hiện theo quy trình thôi miên mà KHÔNG nên phê phán, đồng thời nên thả lỏng, tin tưởng, có một phần trong quý vị đóng vai trò là admin (Vô thức), nó có khả năng và đủ mọi điều kiện tiên quyết để dẫn dắt những thay đổi theo mong muốn của các bạn. Vị admin này (vô thức của Quý vị) có thể làm được rất tốt công việc của mình, nhưng chỉ khi QUÝ VỊ HOÀN TOÀN CHO PHÉP.

Tôi xin tóm tắt lại một lần nữa. Khi làm việc với thôi miên sâu, việc trị liệu thực ra khá đơn giản. Người ta để cho vị admin (vô thức) làm việc, và tất cả những bước đi trong trị liệu lần lượt được diễn ra. Xin quý vị hãy nghĩ rằng, vị admin (Vô thức) cũng chính là QUÝ VỊ. Tất nhiên nó cũng có thể sẽ khiến quý vị bị liên lụy, ví dụ như khi nó đánh thức lại sự giận dữ, nỗi buồn phiền hoặc cảm giác muốn được ở một mình. Nhưng tất cả những cảm xúc hoặc ký ức quan trọng sẽ xuất hiện trở lại khá dễ dàng, và có thể được xử lý tương đối đơn giản và hoàn toàn đáng tin cậy. Vì thế, các bạnkhông cần đến những nỗ lực có ý thức kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, nhằm LÀM được một việc gì đó. Mà xin các bạn hãy cứ để cho người admin làm những công việc của mình. các bạn hãy để cái gì đến sẽ đến một cách tự nhiên, và rồi quý vị sẽ thấy ngạc nhiên về những thay đổi lớn lao, cùng với những nguyên vọng và thành công, mà chắc chắn quý vị sẽ đạt được rất nhiều thông qua đó!

Theo Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Quân phân tích

Leave a Reply