Những nhà tâm lý học lâm sàng thuộc trường ĐHTH Jena đã sử dụng phương pháp ghi điện não để nghiên cứu nguyên nhân vì sao một số bệnh nhân / tình nguyện viên không có cảm giác đau khi bị thôi miên. Một nhóm nghiên cứu của G.S TS. Wolfgang H.. R. Miltner đã chỉ ra rằng xung lực đau vẫn truyền đến não, tuy nhiên việc xử lý các tín hiệu trong não bị gián đoạn, các thông tin không đến được với nhau do đó không có “phản ứng báo động” nào được kích hoạt. Nhóm của Miltner muốn sử dụng phát hiện từ những nghiên cứu này để phát triển những phương pháp khách quan để đo độ sâu của ý thức. Đặc biệt là những phương pháp này có thể rất hữu ích trong công tác gây tê để phẫu thuật bằng thuốc tê thông thường.Jena (17.07.00) – Vị đạo sĩ nằm trên bàn chông không cảm thấy đau. Wolfgang Miltner nhớ lại:  “Chúng ta ai cũng biết về những người tự thôi miên và để cho đinh xiên qua da mình. Vết thương lúc đó hầu như không chảy máu, đồng thời người đó không hề có những triệu chứng cho thấy họ bị đau.” Vậy liệu thôi miên có phù hợp để thay thế thuốc tê trong những phẫu thuật thật sự không? Nhà tâm lý học lâm sàng phát biểu: “Tôi có biết một số nha sĩ vẫn tiến hành nhổ răng khôn cho những bệnh nhân bị thôi miên. Chắc chắn với một số bệnh nhân kỹ thuật không dùng đến thuốc tê này phù hợp cho những phẫu thuật loại nhỏ.” G.S. Wolfgang H.. R. Miltner và nhóm của mình tại trường ĐHTH Jena – Friedrich-Schiller đã cố gắng tìm hiểu xem thôi miên gây tác dụng như thế nào, cái gì diễn ra trong não của người bị thôi miên. Và họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu.

Ông cười và nói: “Tất nhiên chúng tôi không nhổ răng của bất cứ một ai trong số 120 người tình nguyện, mà chúng tôi sử dụng kích thích nhiệt laser hoặc kích thích điện lên tay của họ.” Và kết quả là: đau là những trải nghiệm đau hoàn toàn mang tính cá nhân. Việc cảm nhận và đánh giá đau phụ thuộc trước hết vào chính bản thân người tình nguyện và tình huống hiện tại của anh ta. Miltner nói: “Chúng tôi đã phỏng vấn tất cả những người tham gia nghiên cứu xem họ đánh giá kích thích đau đó như thế nào. Ở “trạng thái tỉnh” việc đánh giá những kích thích đau hoàn toàn giống nhau về lý tính lại vô cùng khác biệt.”

Những nhà tâm lý học Jena tiến hành thử nghiệm với thôi miên và phương pháp được gọi là đánh lạc hướng sự tập trung. Đó là một mẹo được cả các bác sĩ sử dụng. Họ có thể giữ tay của một bệnh nhân trong khi lại tiêm một mũi rất đau vào vùng bụng. Miltner tóm tắt kết quả như sau: “Cả hai kỹ thuật đều dẫn đến việc kích thích đau được cảm nhận nhẹ nhàng hơn, và với thôi miên thì đôi khi bệnh nhân không hề thấy đau.” Trong bước tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục xem xét kỹ lưỡng hiện tượng này với phương pháp ghi điện não. Có thể có tới 128 điện cực được gắn quanh đầu, chúng cho biết về những hoạt động thần kinh của não khi xử lý đau.

Chỉ sau 150 đến 260 mili giây, kích thích bên ngoài đã gây ra những hoạt động mạnh ở não bộ, toàn bộ quá trình kéo dài 1,4 giây. Biên độ ở phương pháp đo có độ nhạy rất cao này được xác định chỉ bằng việc xử lý đau mang tính chủ quan. Nhưng cả hai phương pháp – thôi miên và đánh lạc hướng tập trung được nhận định rất khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Miltner nhận ra: “Việc đánh lạc hướng tập trung làm rối loạn việc xử lý thông tin tại cuống não, do đó chỉ một phần nhỏ của thông tin đến được não bộ. Tuy nhiên với trường hợp thôi miên, toàn bộ thông tin tới được phần vỏ não.” Song ở đó việc xử lý thông tin bị phong tỏa. Miltner nói: “Những quan sát của chúng tôi cho thấy những hoạt động thần kinh mạnh tại những vùng não tương ứng, nhưng những kích thích đau gây ra phản ứng báo động.”.

Những nhà tâm lý học Jena vẫn chưa lý giả được chi tiết vì sao lại như vậy. Song họ đoán rằng giống như gây tê bằng thuốc tê thông thường thôi miên gây gián đoạn hoặc thậm chí cản trở giao tiếp trong não bộ. Miltner phát biểu: “Những nhận thức, cả với kích thích đau, được xử lý trong nhanh chóng như vậy là do có nhiều vùng não cùng song song phụ trách nhiệm vụ này. Chúng tôi đoán rằng ở trạng thái thôi miên những thông tin tại vỏ não không còn chạy một cách „bình thường“ nữa.” Những nghiên cứu gần đây cũng ủng hộ giả thuyết này.

Dựa trên nền tảng này, tiếp theo nhóm của Miltner muốn phát triển những phương pháp xác định một cách khách quan mức độ sâu của ý thức của những người tham gia thí nghiệm. Ở đây thôi miên được các nhà nghiên cứu sử dụng như một phương tiện. Giờ đây những công tác này cần được đưa vào trong một nghiên cứu gây tê. G.S. Miltner giải thích: “Các bác sĩ phẫu thuật chỉ quan sát được những dấu hiệu sống ở bệnh nhân. Tuy nhiên học không biết chính xác cảm nhận đau của bệnh nhân đã thực sự được ngắt ở mức độ nào.” Các chuyên gia cho rằng khoảng 3/1000 số bệnh nhân có thể ít nhiều vẫn ý thức được những gì đang diễn ra trong ca phẫu thuật, song họ không thể tự ra hiệu cho các bác sĩ vì những loại thuốc làm tê cơ đã sử dụng. Một phương pháp đo khách quan độ sâu của ý thức có thể rất có ích trong trường hợp này.


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29