Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh tác dụng và hiệu quả tích cực của thôi miên.
Thắng cả chứng đau kinh niên nhờ thư giãn.

Göttingen. (ap) Khi nghe hai từ “thôi miên” nhiều người không hẳn đã nghĩ đến y khoa, trong khi thôi miên ám thị đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực y khoa. Tuy vậy cho đến nay thôi miên vẫn chưa hoàn toàn được công nhận. Mặc dù những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thôi miên không chỉ giúp cải thiện tình hình bệnh tật, giảm lượng thuốc cần dùng mà còn giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh.

Ngay từ năm 1846, thôi miên đã được đưa vào ứng dụng trong y khoa: Thời gian đó vị bác sĩ phẫu thuật người Scốtlen James Esdaile đã công bố việc sử dụng thôi miên tại Ấn độ trong phẫu thuật cắt bỏ. Cũng trong năm đó, tại Boston một bác sĩ phẫu thuật đã báo cáo về loại thuốc gây tê đầu tiên với câu nói sau: “Thưa quí vị, đây không phải là trò lừa bịp.”

Một thể kỷ rưỡi sau thôi miên vẫn chưa thoát khỏi  tiếng  xấu này, nguyên nhân không chỉ bởi những buổi trình diễn tại những sân khấu mua vui nhỏ hay sàn nhảy. Helga Hüsken-Janßen thuộc Tổ chức Thôi miên Đức phát biểu “Chúng ta đứng dưới bóng đen của thôi miên trình diễn. Vì vậy thôi miên không được ứng dụng một cách thường xuyên như lẽ ra nên như vậy.”

1 (11)

Tuy nhiên hiện phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực y khoa: Trong trị liệu tâm lý hoặc cho những trường hợp bệnh thể chất không thể tìm thấy nguyên nhân lý tính ví như chứng kích thích ruột kết. Cả trong nha khoa, trong chuẩn bị sinh, trong sản khoa, trong điều trị mất ngủ và cả trong trị liệu đau các bác sĩ dùng thôi miên để đưa bệnh nhân của mình vào trạng thái thư giãn sâu.

Chức năng

Peter Henningsen thuộc bệnh viện trường ĐHTH Munic  giải thích: “Thôi miên là một cách thức tạo ảnh hưởng lên trạng tại cảm xúc – nhận thức của một người thông qua những kỹ thuật tưởng tượng”. Mục đích là mở đường cho những hình dung và cảm nhận nhằm đưa con người vào trạng thái thôi miên. Nhà tâm lý học thuộc trường ĐHTH Göttingen Stefan Jacobs giải thích thêm rằng trong trạng thái này trật tự thứ bậc của những bình diện ý thức bị xóa bỏ. Và như vậy, sự cảm nhận đau cũng giảm đi rõ rệt.

Một nghiên cứu mới đây của trường Mount Sinai School of Medicine tại New York nhằm tìm hiểu tác dụng của thôi miên được tiến hành trước phẫu thuật. Ngay trước khi phẫu thuật một số bệnh nhân ung thư vú được thôi miên trong vòng 15 phút, hoặc được tư vấn bởi chuyên gia tâm lý. Kết quả là: Những bệnh nhân được thôi miên cần ít thuốc gây tê hơn, sau phẫu thuật họ ít bị đau, khó chịu, mệt mỏi hơn, ít có những cảm xúc tiêu cực hơn – theo tạp chí “Journal of the National Cancer Institute”. Ngoài ra thời gian phẫu thuật nếu dùng thôi miên ngắn hơn thông thường gần 11 phút. Chi phí tiết kiệm được cho mỗi ca là 773 Dollar (khoảng 550 Euro).

Làm chủ cơn đau

Một nghiên cứu nhỏ của trường Đại học Tổng hợp Göttingen đã chỉ ra rằng thôi miên có thể giúp giảm lượng thuốc sử dụng của những bệnh nhân mắc các chứng đau kinh niên. Ông Jacobs, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết: Thôi miên trong khuôn khổ liệu pháp hành vi có thể giúp lượng thuốc cần dùng từ 35 đến 75% tuỳ theo nhóm thuốc. Điều đặc biệt của nghiên cứu này là: Trước đó những bệnh nhân được học trong vòng 10 buổi cách tự đưa mình vào trạng thái thư giãn sâu và giảm cảm nhận đau. Họ có thể lập tức có những phản ứng thích hợp khi những cơn đau dữ dội mới lại bắt đầu. Jacobs nói: “Khi mức độ đau tăng lên, bạn có thể chặn nó lại.“

Sau một thời gian như vậy não bộ vốn rất nhạy cảm với kích thích đau và thường phản ứng thái quá với những kích thích nhẹ sẽ được làm giảm độ nhạy cảm. Việc này không những có lợi cho cơ thể mà cả cho tinh thần của người bệnh. Jacobs nhấn mạnh: “Khi người bệnh có thể tự tạo ảnh hưởng lên cơn đau của mình thì họ sẽ không còn cảm giác tuyệt vọng nữa. Điều này cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm những triệu chứng trầm cảm.”
1 (10)


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29