Sau kỳ thi đại học, bệnh viện tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị sang chấn tâm lý do thất bại thi cử; Theo ông để tránh hiện tượng này thì gia đình cũng như thí sinh cần phải làm gì?
– Khi không may gặp cú sốc lớn trong đời, khá nhiều người thường khó tránh khỏi bị sang chấn tâm lý. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, triệt để, nó có thể gây ra nguy hiểm đáng tiếc. Không thi đỗ không đồng nghĩa là thất bại hoàn toàn vì đại học đâu phải là con đường duy nhất đi đến sự thành công trong cuộc sống. Nhiều người không có bằng đại học họ vẫn nổi tiếng, vẫn thành công đó thôi! Vì vậy, ngay cả khi thí sinh không đỗ đại học, bố mẹ, những người thân cũng cần vui vẻ đón nhận, tìm cho con em mình hướng đi khác hoặc xác định mất thêm thời gian nữa để rèn luyện, phấn đấu cho kỳ thi tới. Bên cạnh đó, không khí gia đình phải thật thoải mái, giúp thí sinh bỏ mặc cảm về sự thất bại.
Ông từng nghiên cứu về thần kinh não bộ tại Đức, vậy ông có thể phân tích hiện tượng tại sao những học sinh khá giỏi vẫn không làm được bài thi như mong muốn?
– Đi thi đại học, ai cũng mong mình đỗ nhưng bị trượt nên dẫn đến sốc, chuyện này cũng có thể xảy ra ngay cả với học sinh khá giỏi. Nguyên nhân có thể là do các em đủ kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng giữ cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Cảm giác sợ sệt, lo lắng tác động vào bộ phận não bộ khiến nhịp tim tăng cao… tạo cho người ta cảm giác hồi hộp lo âu. Dưới tác động của nhóm stress hormone này, bộ não sẽ không phân tích được thông tin mới, mà ngay cả thông tin có sẵn trong bộ nhớ cũng không “lấy ra” được. Vì vậy trường hợp một số học sinh khá, giỏi vẫn không làm được bài là chuyện bình thường.
Ngoài việc động viên về tinh thần, với chuyên môn của mình, ông có kỹ năng gì giúp thí sinh vượt qua được cú sốc, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống không?
– Kỹ thuật trị liệu để ổn định và cắt bỏ sang chấn thì chúng tôi có rất nhiều nhưng thí sinh cần phải đến Trung tâm để được trị liệu hoặc tham gia những khóa học ngắn ngày (3 ngày) tại Trung tâm chứ tôi không thể cùng lúc nói hết ra được.
Nhưng tôi có thể hướng dẫn một phương pháp rất đơn giản giúp thí sinh có thể sử dụng tạm thời như: Phương pháp cắt bỏ stress EMDR: mọi người có thể đứng hoặc ngồi và tập trung nghĩ về điều đang làm cho mình bị stress (buồn bực, lo âu, sợ hãi, chán nản…), mặt hướng về phía trước, đảo mắt rộng theo hình tròn, thuận theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, đảo ngược lại chiều kim đồng hồ. Tiếp đến lại đảo mắt theo hình số 8 xuôi và hình số 8 ngược. Lưu ý chỉ có đảo mắt không lắc đầu theo và thời gian thực hiện động tác đảo mắt mỗi lần không dưới 36 giây, đồng thời mỗi lần như vậy chỉ cắt bỏ 1 cảm xúc gây cho mình bị stress. Động tác cắt bỏ stress này có tác dụng giải tỏa và đẩy các năng lượng ức chế ra khỏi bộ phận não cảm xúc, phòng chống, ngăn chặn không làm rối loạn hệ nội tiết tố, làm ảnh hưởng tới toàn bộ tâm lực, trí lực của con người.
Tại sao chỉ với kỹ thuật đảo mắt đơn giản đã có thể cắt được stress, ông có thể phân tích một chút về khoa học của kỹ thuật này được không?
– Tôi giải thích đơn giản thế này: Do ở dưới võng mạc của hai mắt có hai đầu dây thần kinh nối liền với thần kinh não cảm xúc, mọi cảm xúc bắt nguồn ở đây. Nó như hai đầu dây ăng ten để bắt sóng mọi cảm xúc chính vì vậy gỡ rối cảm xúc sẽ gỡ trước tiên ở đây. Nếu muốn tìm hiểu xem kỹ thuật đó có hiệu quả không, bạn hãy lập tức thử vì nó rất dễ làm và kết quả sẽ có ngay sau 2 phút.
Nếu những thí sinh chẳng may thi trượt mà bản thân không có sự chuẩn bị về tâm lý do quá tự tin vào khả năng của mình, gia đình cũng kỳ vọng tốt ở con thì cách ổn định tâm lý cho những thí sinh này là gì?
– Những đối tượng này thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì cha mẹ, người thân đã vô tình tạo thêm áp lực quá lớn. Chính các em đó cũng tự tạo áp lực cho mình. Đây là nguyên nhân không nhỏ khiến sức khỏe, tâm trí các em bị ảnh hưởng, suy nhược. Bởi vậy người thân trong gia đình không nên tiếp tục gây sức ép lên tinh thần của các em. Tuyệt đối không được thể hiện sự thất vọng, chán nản, chê bai… Bên cạnh đó phải tạo điều kiện cho các em những kỳ nghỉ phù hợp, trong trường hợp cần thiết cần kết hợp với các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ giúp các em thoát khỏi stress.
Ở Trung tâm của ông có tổ chức những lớp học giúp thí sinh ổn định tâm lý sau kỳ thi đại học hay không?
– Đó là việc mà Trung tâm vẫn thường xuyên làm, còn sau kỳ thì đại học thì các lớp học được tổ chức nhiều hơn, đặc biệt ưu tiên cho các thí sinh vừa dự thi đại học xong.
Tham gia lớp học ba ngày nhưng thí sinh sẽ có được những phương pháp giúp ổn định tâm lý sau kỳ thi. Đồng thời, cung cấp cho các em những phương pháp giúp các em luôn bình tĩnh, tự tin, vững vàng trong thi cử cũng như trong cuộc sống; Phương pháp đọc nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu, giúp các em rút ngắn thời gian trong học tập; Những kỹ thuật để giúp các em có thể tự làm cho mình luôn khỏe mạnh kể cả về tâm lực, trí lực và thể lực. Hoặc nếu có thể thí sinh có thể học các phương pháp này qua trang web của Trung tâm www.thoimien.vn.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!