Lễ hội trăng rằm sắp đến, chắc hẳn bạn sẽ thích thú khi được nhấm nháp hương vị của từng chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần lưu tâm.
vietnamnet.vn – Bí ẩn chữa bệnh trầm cảm: khoa học hay… phù thủy!?
Giadinh.net.vn – Kỹ thuật đảo mắt có thể loại bỏ stress cho thí sinh
VTV 1 – Phỏng vấn Chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân về Khoa học thôi miên
Bánh phải mới
Ngày nay các nhà sản xuất cố gắng tạo ra nhiều loại bánh khác nhau, và có thêm nhiều màu sắc để các khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu tâm khi chọn và thưởng thức bánh là ngày sản xuất.
Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi.
Nhâm nhi chén trà xanh khi ăn bánh trung thu không chỉ đỡ ngán mà còn hỗ trợ cho tiêu hoá rất nhiều.
Cần tách trà nóng
Ăn bánh trung thu rất cần một tách trà nóng. Bánh trung thu về cơ bản thành phần gồm rất nhiều bột, đường, dầu, mỡ động vật… vì vậy một tách trà nóng sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hoá, chuyển hoá hơn. Tốt nhất là dùng trà xanh, trà nhài, trà hoa cúc.
Tuyệt đối không ăn bánh trung thu với một cốc nước đá lạnh. Rất dễ gây tiêu chảy.
Thời gian ăn bánh
Vì bánh trung thu có nhiều chất béo, đường nên tốt nhất không nên ăn nhiều cùng một lúc. Đặc biệt là người già, trẻ em, vốn hệ tiêu hoá còn yếu.
Cũng không nên ăn bánh trung thu để trừ bữa. Tốt nhất ăn xen kẽ giữa các bữa ăn. Không ăn vào ban đêm và hai tiếng trước khi đi ngủ.
Cách ăn bánh
Bánh trung thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh.
Những ai không nên ăn bánh
Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… nên không ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.