Nếu một loại thuốc có thể cho những tác dụng tương tự thì có lẽ ai cũng uống. Song hoàn toàn bất công là chủ đề thôi miên gặp phải rất nhiều định kiến khiến chúng ta ngần ngại sử dụng thôi miên – một phương pháp độc đáo và cũng đã được khoa học chứng minh trong việc điều trị giảm đau do những chứng bệnh kinh niên gây ra
Hãy xóa bỏ hình dung rằng những nhà thôi miên phải là những nhà ảo thuật với ánh mắt sắc ngọt, có thể lấy mất lý trí và điều khiển chúng ta tùy thích – giống như trong thôi miên trình diễn. Những thủ thuật sân khấu không hề liên quan đến thôi miên vốn đã được sử dụng từ nhiều thể kỷ nay cho mục đích y khoa.
Thôi miên là gì và nó tác động như thế nào?
Với từ thôi miên (hypnose) người ta miêu tả quá trình nhằm đạt được trạng thái thôi miên (trance). Khái niệm trance miêu tả trạng thái đạt được do thôi miên. Diễn đạt một cách đơn giản thì đó là một trạng thái giữa ngủ và thức.
Ở trạng thái ý thức bình thường, chúng ta có thể nhận thức cùng lúc nhiều kích thích khác nhau. Trong trạng thái thôi miên sự tập chung chú ý được hướng tới một việc nhất định do vậy những thứ khác quanh nó bị bỏ qua.
Chúng ta biết đến trạng thái thôi miên từ những tình huống hàng ngày trong cuộc sống khi chúng ta làm việc gì đó “như bị thôi miên“ vậy. Ví dụ như khi chúng ta mải mê đọc một cuốn sách hay, khi chạy hoặc lái ô tô đường dài và đôi khi mất cảm giác về thời gian rồi bỗng dưng đến đích mà không hay biết chúng ta đã đi đến đó như thế nào. Hoặc khi ta làm việc tập chung cao độ, hoặc khi bị lơ mơ giữa ban ngày, lúc đó ta không còn nhận thức thế giới xung quanh nữa.
Trạng thái thôi miên giống như những trạng thái tự nhiên kể trên song trạng thái ý thức khi thôi miên lại đặc biệt – một loại “trạng thái thức tỉnh của vô thức“, trong khi ý thức nghỉ ngơi. Do vậy trạng thái thôi miên không thể so sánh với trạng thái thức hoặc ngủ được. Ngược với tự thôi miên hoặc huấn luyện tự sinh, ở đây có mối quan hệ qua lại giữa người thôi miên và người bị thôi miên, hay còn gọi là „Rapport“.
Trong y khoa và trong trị liệu tâm lý, thôi miên được đưa vào với mục đích loại bỏ những vấn đề tinh thần và thể chất của người bệnh. Liệu pháp thôi miên là khái niệm được dùng để miêu tả việc sử dụng thôi miên và trạng thái thôi miên cho mục đích trị liệu.
Những giai đoạn của trạng thái thôi miên:
- Giai đoạn bắt đầu
Nhà trị liệu hướng sự chú ý của bệnh nhân từ bên ngoài vào bên trong, một trạng thái thư giãn sâu được hướng tới (có thể nhận biết rõ qua nhịp thở và nhịp tim). Giai đoạn này kéo dài một vài phút, tuỳ thuộc độ sâu của trạng thái thôi miên.
· Giai đoạn điều trị
Nhà trị liệu đưa ra những ám thị có chủ đích, những kịch bản và những biểu tượng nhằm điều khiển quan điểm, trải nghiệm và hành vi của người bệnh. Lúc này những sức mạnh thường ở dạng tiềm ẩn của người bệnh sẽ được đánh thức. Tuỳ vào mục đích của thôi miên, giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút (thôi miên nhanh) đến nhiều tiếng (ví dụ trong trường hợp phẫu thuật).
- Giai đoạn tái định hướng
Trạng thái thôi miên được rút lại hoàn toàn bằng cách hướng nhận thức của người bệnh từ bên trong trở lại bên ngoài. Giai đoạn này kéo dài vài phút.
Trong trạng thái thôi miên khả năng tập trung vào một việc nhất định được đẩy cao do vậy chúng ta có thể nhận thức được một số thứ tốt hơn hoặc đến lúc đó mới nhận thức được. Lúc đó vô thức của chúng ta vô cùng dễ tiếp cận, chúng ta nhạy cảm hơn với những ám thị, nhạy cảm hơn cả với những phản ứng và tưởng tượng bất thường. Tuy nhiên cùng lúc đó khả năng phê phán của ý thức lại bị giảm – tuỳ vào độ sâu của trạng thái thôi miên. Như vậy chắc chắn thôi miên là câu hỏi về sự tin tưởng vào những nhà trị liệu.
Trong thôi miên xuất hiện mối quan hệ qua lại giữa người thôi miên và người bị thôi miên, hay còn gọi là „Rapport“.
Trong thực tế người ta phân biệt những trạng thái thôi miên sau:
- Thôi miên nhẹ (Somnolenz)
Ý thức hoạt động gần như trong trạng thái thức;
Người bị thôi miên thường nghi ngờ liệu mình có thực sự bị thôi miên chưa.
Những ám thị đơn giản và logic được sử dụng.
Hệ cơ bắt đầu thư giãn.
Có thể nhớ lại hoặc phân tích.
(Trải nghiệm lại một năm trước đó). - Thôi miên mức trung bình (Hypotaxie)
Hầu như không còn trạng thái có ý thức.
Ám thị được tiếp nhận trong chừng mực chúng không phi logic và không xa lạ với thực tế của người bị thôi miên.Cơ thể phần nào mất cảm giác, hoặc thậm chí có thể hoàn toàn mất cảm giác đau.
Cơ thể được thư giãn hơn - Thôi miên sâu (Somambulanz)
Hoàn toàn không còn ý thức. Mọi ám thị đều được tiếp nhận, ngay cả khi chúng phi logic và xa lạ với thực tế của người bị thôi miên, có thể mất trí nhớ một phần. Khả năng phê phá của ý thức trong trạng thái thức không còn nữa. Xuất hiện ảo giác (ảo giáo tích cực = nhận thức những thứ không có thực hoặc ảo giác tiêu cực = không được nhận thức được những thứ có thực).
Cơ thể hoàn toàn thư giãn
Những hiện tượng gì có thể xuất hiện trong trạng thái thôi miên?
Trong khi thôi miên, nhà trị liệu khiến những hình ảnh xuất hiện trước con mắt nội tâm của chúng ta, những hình ảnh này tuỳ thuộc vào chính chúng ta cũng như mục đích vủa việc thôi miên. Trong trường hợp bị đau hoặc hoảng sợ, những hình ảnh này tạo cho ta một thực tại thứ hai đẹp đẽ làm nền cho thực tại thực tế. Trong trường hợp cần vượt qua quá khứ, thì thôi miên có thể giúp tăng cường năng lực trí nhớ nhằm trải nghiệm lại sự kiện đó một lần nữa (có thể là thật chậm và tập chung hơn thông qua biến dạng thời gian) để ta có thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn từ một góc độ khác và nhờ đó có thể xử lý vấn đề mắc phải.
Trong trạng thái thôi miên, tuỳ theo mức độ sâu và tùy từng cá nhân có thể xuất hiện cả những hiện tượng thể chất. Nhịp thở và nhịp tim có thể chậm hơn do thư giãn, các cơ có thể ở trạng thái thả lỏng hoặc căng thẳng, huyết áp giảm và những cử động cũng thay đổi (ít hơn, trì hoãn, giật cục). Đôi khi còn thấy sự giảm lượng hoocmôn stress.
Nhờ vào sự thay đổi trong cảm nhận của cơ thể lúc bị thôi miên, người bệnh có thể đạt được trạng thái gây mê hoàn toàn vốn đã được sử dụng thành công trong rất nhiều những ca phẫu thuật. Cả trong điều trị đau kinh niên thôi miên cũng đã được áp dụng thành công.
Tự thôi miên là gì?
Tự thôi miên bắt nguồn từ môn “Huấn luyện tự sinh để tự thôi miên” được phát triển bởi J.. H. Schultz vào những năm 20 của thế kỷ trước, tiếp tục được phát triển đến nay và được gọi ngắn gọn là “Huấn luyện tự sinh”.
Với tự thôi miên, người thôi miên và người bị thôi miên là một. Tự thôi miên không cho phép chúng ta đạt được những trạng thái thôi miên sâu như thôi miên thông thường có thể làm được. Tự thôi miên chỉ có thể giúp ta đạt tới trạng thái thôi miên nhẹ hoặc trung bình. Điều này là do ta vừa phải thư giãn lại vừa phải có khả năng tự kiểm soát mình. Tuy nhiên người ta cho rằng hầu hết những ám thị có thể phát huy tác động lâu dài không nhất thiết cần đến trạng thái thôi miên sâu.
Cũng như Huấn luyện tự sinh, tự thôi miên dựa vào nguyên tắc tự ám thị. Tự thôi miên đã được sử dụng trong trị liệu rất nhiều vấn đề khác nhau: nhằm thư giãn và giảm stress, chữa chứng mất ngủ, cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung, loại bỏ căng thẳng và điều trị những chứng đau kinh niên.
Nếu không có sự giúp đỡ của một nhà trị liệu, tự thôi miên đòi hỏi mất nhiều thời gian và khó thành công. Một cách khác để học tự thôi miên là thông qua hướng dẫn của một nhà trị liệu được đào tạo kết hợp với việc sử dụng băng (hoặc đĩa) hướng dẫn tự thôi miên tại nhà. Nhà trị liệu tâm lý T.s. Stefan Jacobs của Trường ĐHTH Göttingen đã chứng minh trong các thí nghiệm của mình với những bệnh nhân điều trị đau rằng dạng thức tự thôi miên trị liệu hành vi này có thể giúp giảm những chứng đau kinh niên.
Giảm đau nhờ tự thôi miên
Vào năm 2003, trong một nghiên cứu với 14 bệnh nhân điều trị đau, trong đó có 7 người bị đau lưng, 4 người bị đau đầu và ba người bị Rheuma, Jacobs đã chứng minh rằng tự thôi miên có thể giúp giảm đau kinh niên. Những bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đã từng được điều trị y khoa bằng mọi cách và được các bác sĩ điều trị thông báo rằng không còn cách nào có thể giúp giảm đau cho họ nữa. Theo T.s. Jacobs, các bệnh nhân học cách tự đưa mình vào trạng thái thư giãn sâu nhờ tự thôi miên khi những cơn đau xuất hiện qua đó giảm cảm giác đau. Sau một thời gian như vậy não bộ vốn rất nhạy cảm với kích thích đau sẽ được làm giảm độ nhạy cảm.
Một nghiên cứu kế tiếp với 28 bệnh nhâu điều trị đau vào năm 2005, ông còn chứng minh rằng thôi miên giúp giảm đáng kể lượng thuốc cần dùng. Nhờ vào tự thôi miên các bệnh nhân có thể giảm đến 75% lươngj thuốc. Trung bình giảm 60 % lượng thuốc giảm đau, 63 % lượng thuốc chống trầm cảm và 75 % lượng opiate – và việc này có tác dụng lâu bền trong nhiều tuần.
Tất nhiên việc giảm đau có tác dụng tích cực cả lên thể chất và tinh thần của những người tham gia nghiên cứu. Họ thấy khoẻ hơn, có thể làm việc trở lại và hoà đồng với mọi người.
Theo T.s. Jacobs thì tự thôi miên hoạt động như thế nào?
Bản thân Jacobs từng đào tạo một số nhà trị liệu, ông cũng chia sẻ những video bài giảng và kỹ năng trị liệu với những đồng nghiệp. Trước hết nên tìm đến những nhà trị liệu hành vi với kiến thức căn bản về thôi miên để được học cách tự thôi miên. Theo lời Jacobs, thậm chí những nhà tâm lý học có bằng trị liệu tâm lý có thể kê liệu pháp hành vi này vào chi phí bảo hiểm .
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu của mình, bệnh nhân học cách tự đưa mình vào trạng thái thư giãn sâu. Mỗi người sẽ được cung cấp riêng một chiếc băng ghi âm. Tiếng nói trong băng là tiếng của vị bác sĩ trị liệu, có kèm theo những tiếng động phù hợp nhằm đưa người bệnh vào chuyến du hành tưởng tượng. Tuỳ vào người bệnh những tiếng động này có thể là tiếng bãi biển, hoặc tiếng động trên núi – một nơi mà người bệnh đó cảm thấy thoải mái nhất. Nhờ vào cuốn băng này người bệnh có thể thực hành tự thôi miên ở nhà. Sau một thời gian có thể thậm chí họ sẽ không cần đến chiếc băng đó để có thể đạt đến trạng thái thư giãn sâu thông qua tự ám thị.
Hình thức tự thôi miên được Jacobs phát triển dựa vào sự kết hợp với liệu pháp hành vi vốn luôn có thể thực hiện được thông qua việc ghi lại nhật ký tình trạng đau. Cuốn nhật ký được sử dụng với mục đích tạo cho người bệnh nhận thức tốt hơn là khi nào thì những cơn đau thường xuất hiện, và những hoạt động gì khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. Cả những yếu tố gây stress cũng sẽ được nhận dạng và có thể tránh khỏi.
Tác dụng giảm đau xuất hiện nhất thời trong khi thôi miên và kéo dài một vài phút. Sng liệu pháp lại có tác dụng lâu dài – nhất là khi kết hợp với liệu pháp hành vi. Thông qua việc giảm sự nhạy cảm của não bộ với sự đau, mức độ đau sẽ được hạ xuống một cách lâu dài. Như vậy về lâu dài bệnh nhân chỉ cần lượng thuốc giảm đau ít hơn.
Theo Jacobs, đáng tiếc là một phần nhỏ số bệnh nhân (khoảng 10 %) không có khả năng đưa mình vào những chuyến du lịch tưởng tượng (có quá ít khả năng ám thị). Tự thôi miên không cho tác dụng đối với những trường hợp này. Tự thôi miên cũng không phù hợp với những người bị đau do nguyên nhân lý tính.
Tự ám thị hàng ngày
Ám thị không phải là phát minh của thôi miên, mà đó là một phần của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng được sử dụng bởi hầu hết mọi người một cách thường xuyên và vô thức. Chúng ta tạo ảnh hưởng đến người khác thông qua những diễn đạt và ám thị với mục đích đạt được những thay đổi hoặc tác dụng nhất định.
Chúng ta dùng tự ám thị để tự chuẩn bị cho một tình huống nhất định hoặc để tự khích lệ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 50 % vận động viên chạy marathon (thuộc nghiên cứu này) tự nói chuyện với chính mình trong những tình huống bị đau kéo dài, họ đã sử dụng tác dụng của tự ám thị như vậy. Họ nói những câu tự thoại liên quan đến cơn đau như („Mình vẫn cảm thấy ổn đấy chứ?“ „Đau đến từ đâu nhỉ?“) hoặc những câu tự thoại mang tính giao nhiệm vụ („Mình đã từng làm được việc đó rồi cơ mà“, „chỉ còn 2 km“, „bình tĩnh nào“). Bằng cách đó những vận động viên thể thao khiến mình bình tĩnh lại, và ý thức rõ về nhiệm vụ của mình hoặc hỗ trợ mình bằng những chỉ dẫn.
Ở đây thường là những trường hợp bị đau do bị chuột rút, co thắt cơ, đau khớp, trầy xước, đau dạ dày, đau ruột hoặc đau xóc. Nhiệm vụ của việc tự nói chuyện là phân tích thông qua hướng sự tập trung, đánh lạc hướng và tương đối hóa cảm giác đau và Schmerzrelativierung, aber auch Selbstbekräftigungen. Những người chạy có thành tích khá có thường sử dụng tự ám thị qua cách nói chuyện
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29