Điều trị nghiện game online
Cai nghiện game online xem thông tin ở cuối trang
Thứ tư, 16/01/2013, 09:42 GMT+7
Theo báo cáo của Hội đồng khoa học và sức khỏe cộng đồng của Mỹ, người nào chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày, trong thời gian trên 1 tháng được coi là nghiện game máy tính.
Triệu chứng
Người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng sau đây:
– Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy.
– Nhóm triệu chứng trầm cảm.
Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy:
Game thủ sẽ được coi là nghiện game nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên:
– Thèm chơi game: người nghiện game tỏ ra quan tâm quá mức tới game online khi phải xa máy tính. Họ luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác.
– Chơi game liên tục không nghỉ: không nghỉ trong nhiều giờ. Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Họ có thể bào chữa về việc vào mạng là để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử, có thể nói dối để được chơi game.
– Không kiểm soát được việc chơi game: người nghiện game hoặc có nguy cơ nghiện game, không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính. Họ dự định chơi game online trong 15 – 20 phút, nhưng họ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ.
– Mất thời gian vì chơi game: người nghiện game tốn rất nhiều thời gian cho chơi game. Họ thường chơi nhiều giờ mỗi ngày. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm.
– Bỏ bê các công việc khác: do tốn quá nhiều thời gian đến chơi game, họ không quan tâm đến các công việc khác. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân thiết với họ trước đây. Người nghiện game không học bài, không làm bài tập, không hoàn thành công việc ở cơ quan và ở nhà. Các trường hợp nặng, họ sẽ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa.
– Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu: người nghiện game tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình biết và không chịu đi chữa bệnh (sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game). Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu này. Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực.
– Nói dối về thời gian chơi game: khi bị hỏi về thời gian chơi game, họ sẽ che giấu sự thật bằng cách nối dối. Khi game thủ từ chối nói thật về thời gian chơi game, chứng tỏ có điều gì bất ổn. Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân dễ dàng nhận thấy người nghiện game nói dối.
– Sử dụng sai về tiền bạc: người nghiện game online thường tiêu tốn nhiều tiền để mua máy tính, màn hình, bộ loa. Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mềm, phần cứng, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Họ có thể tiêu nhiều tiền để chơi game ở các điểm chơi game công cộng.
– Cảm xúc không ổn định: cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Trạng thái thất vọng này có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại bền vững cả ngày.
Nhóm triệu chứng trầm cảm:
– Khí sắc trầm.
– Mất hứng thú và sở thích.
– Mất ngủ.
– Chán ăn, ăn ít.
– Rối loạn tâm thần vận động.
– Giảm sút năng lượng.
– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
– Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định.
– Ý nghĩ muốn chết và hành vi tự sát.
Tác hại của game online
Nhiều người cho rằng chơi game không tác hại bằng nghiện ma túy, nhưng chính game online là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống. Trẻ em chơi game 5 – 6 giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, để làm bài tập hoặc chơi thể thao. Điều này khiến người chơi game không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội. Thực tế cho thấy nhiều game thủ đã 21 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 tuổi. Những game thủ nhiều tuổi hơn thì có thể có các hành động rất liều lĩnh. Họ coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật.
Mặt khác, các triệu chứng của trầm cảm do nghiện game khiến sức khỏe về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng. Nặng nề nhất là ý định và hành vi tự sát vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này. Nhiều game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ.
Tiêu tốn về tiền bạc do chơi game khiến người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền. Khi không có đủ tiền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình, họ có thể làm các việc phạm pháp như trộm cắp, cướp của, bán dâm, giết người để có tiền chơi game tiếp.
Điều trị
Mục đích của điều trị tấn công là để cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của người nghiện game online. Quá trình điều trị phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa, tốt nhất là điều trị nội trú tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần để đảm bảo bệnh nhân được cách ly tuyệt đối với game online. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.
Điều trị củng cố để chống tái nghiện, đây là công việc quyết định việc thành bại của cai nghiện game online. Điều trị củng cố gồm 2 phần tiến hành đồng thời với nhau:
– Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ).
– Các liệu pháp tâm lý – xã hội.
Từ bỏ Internet
Bệnh nhân bị buộc phải từ bỏ game online hoàn toàn, nghĩa là không được chơi game dù chỉ 1 phút. Nhiều người đã lầm tưởng rằng chỉ cần giới hạn thời gian chơi mỗi ngày dưới 1 giờ là đủ. Điều này là sai lầm vì bệnh nhân nghiện game đã mất khả năng kiểm soát việc chơi game. Khi được chơi game 1 giờ mỗi ngày, họ lại muốn chơi game lâu hơn. Khi bị cấm ở nhà, họ sẽ tìm cách chơi ở nơi khác (ở cơ quan, ở quán Internet…).
Với người nghiện là những người làm việc tại những nơi có tiếp xúc với máy vi tính có kết nối Internet, họ sẽ phải chuyển sang làm những việc khác, thậm trí phải bỏ nghề để đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối Internet. Đây là quyết định khó khăn bởi với nhiều người họ phải từ bỏ một công việc tốt. Nhưng thực tế, trong thời gian nghiện game, người nghiện cũng không thể làm được gì với công việc của mình.
Tăng cường các hoạt động thể lực và hoạt động văn hóa
Người nghiện game sẽ bị bắt buộc thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, đá bóng và bơi lội. Họ có thể tham gia các chuyến tham quan, các hoạt động ngoại khóa (cắm trại) của trường và cơ quan để tăng cơ hội giao tiếp với xung quanh, quên đi cảm giác thèm chơi game và tăng khả năng hòa nhập với cuộc sống thực tại.
Người nghiện game nên tham gia các hoạt động văn hóa như ca nhạc, ngâm thơ, đọc sách báo giấy để tìm hiểu về các vấn đề của cuộc sống. Sẽ là rất tốt nếu người nghiện game tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình.
Các liệu pháp tâm lý
Người nghiện game có thể tham gia vào liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi. Họ cũng có thể tham gia các nhóm trao đổi thông tin về cách thức vượt qua cảm giác thèm chơi game với những người khác.
Thời gian điều trị củng cố được khuyên là trong tối thiểu 6 năm.
Tư vấn cho gia đình
Các dấu hiệu của nghiện game:
Theo Trung tâm hỗ trợ nghiện game online nước Anh, các dấu hiệu của nghiện game bao gồm:
– Chơi game ngày càng nhiều về thời gian.
– Luôn nghĩ về game trong khi làm các việc khác.
– Người chơi game thoát ly với các vấn đề của cuộc sống thực tại, họ bị lo âu hoặc trầm cảm.
– Nói dối gia đình và bạn bè để che giấu việc chơi game.
– Cảm thấy bồn chồn khi cố gắng ngừng chơi game.
Tư vấn cho bố mẹ:
Khi thấy con mình có các dấu hiệu của nghiện game online nêu trên, bố mẹ hãy xem con mình có các dấu hiệu sau đây không:
– Ngây ngô, đần độn khi chơi game và một thời gian sau khi chơi.
– Hậu quả xấu do chơi game (kết quả học tập, các mối quan hệ…).
– Phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian chơi game.
Nếu có thì cần nghi ngờ con mình đã bị nghiện game online và nên đưa đi khám ở các bác sĩ tâm thần.
Hiện nay có một phương pháp có thể trợ giúp người bệnh trị liệu cai nghiện game thành công hiện nay có một phương pháp có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần thuốc, Bạn có đọc nhầm hay không? tôi chắc chắn là bạn không nhầm, bạn hoàn toàn có thể vận dụng trị liệu ngay tại khoá học bằng các kỹ thuật thôi miên Chỉ có tại Châu Âu lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Khoá học nâng cao sức khoẻ” Khơi nguồn sức sống mới” vận dụng những phép” thần thông” để người bệnh tự trị liệu khỏi bệnh !
Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoi-nguon-suc-song-moi/