(VTC News) – Bộ não đã phản lại cô, biến cô thành một cô gái kỳ cục, muốn rời bỏ cuộc sống mà bao người phải mơ ước.
Loạt bài giải mã bí ẩn thôi miên |
» Giải mã cô gái đẹp 3 đời chồng… không chăn gối » Kinh ngạc lớp học khám phá bộ não ở Hà Nội » Bác sĩ cứu cả triệu người Việt tránh bị tâm thần |
Kỳ 4: Cô gái không muốn sống
Câu chuyện dài dòng về thôi miên của Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân sẽ chỉ là thứ lý thuyết mơ hồ, nếu không được thực tiễn kiểm nghiệm.
Bản thân tôi luôn mang đầu óc phân tích, nghi ngờ, không dễ tin, nên môn khoa học mang nhiều tính thần bí ấy không dễ thuyết phục tôi.
Để tôi được thực tế khả năng kỳ diệu của thôi miên, anh Quân đã tạo điều kiện cho tôi chứng kiến một số buổi trị liệu và tiếp cận với những bệnh nhân mà theo họ, nếu không gặp anh, họ đã xanh cỏ rồi.
Trong căn phòng trị liệu yên tĩnh, cô gái tên Phương, nhà ở quận Tây Hồ, Hà Nội chậm rãi kể cho tôi nghe những bi kịch đời mình.
Thạc sĩ Quân thực hiện thôi miên thư giãn chữa bệnh |
Phương sinh năm 1989, trong một gia đình khá giả, bố là quan chức, mẹ kinh doanh lớn. Cuộc sống của Phương cứ êm đềm trôi, học toàn trường “xịn”, hết phổ thông thì đi du học ở Úc.
Nhưng rồi, một ngày, bộ não đã phản lại cô, biến cô thành một cô gái kỳ cục, muốn rời bỏ cuộc sống mà bao người phải mơ ước.
Trong lá thư đau xót gửi cho anh Quân, Phương kể: “Em cũng không hiểu sao mình lại như thế nữa. Bác sĩ bảo em bị stress, trầm cảm nặng, nhưng em không rõ vì sao em lại bị như vậy. Cuộc sống của em đang ấm cúng, vui vẻ, lại sống và học tập ở Úc, đất nước giàu có và thanh bình, chẳng có áp lực gì, sao em lại bị stress?
Em đã dùng rất nhiều thuốc an thần và uống thuốc ngủ triền miên để có được giấc ngủ ngắn mỗi đêm. Em thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng mà không có lý do, rồi thường trực với ý nghĩ kết liễu cuộc đời mình.
Phương đã tìm mọi cách để thoát khỏi cuộc sống này, mà không hiểu vì sao mình lại có mong muốn đó |
Em đã nghĩ ra nhiều kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó, bất chấp đã bị mọi người phát hiện, ngăn cản và đau lòng vì em. Điều lạ là em hoàn toàn tỉnh táo và biết việc mình làm.
Em biết rõ rằng việc tim muốn chết trái với tất cả đạo lý, nó làm tổn thương tất cả những người thân quý của em. Nhưng em bất lực trong việc chiến đấu với suy nghĩ tiêu cực đó, nó ngự trị trong đầu óc em, giày vò em khiến em trở nên suy sụp toàn bộ.
Em không nghĩ được gì ngoài việc tìm cách tự tử. Ngoài động cơ để thực hiện mục tiêu duy nhất là chấm dứt cuộc sống, thì em hoàn toàn như một cục đá, không có chút xúc cảm nào.
Em chỉ mong được nhắm mắt lại và biến mất khỏi cuộc đời này và mỗi lần kế hoạch tự tử thất bại, thấy mình còn phải đối diện với cuộc đời, em càng chán nản.
Phương đã may mắn gặp được chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân, và anh đã giúp cô tìm lại giá trị cuộc sống |
Em đã điều trị ở Úc rất nhiều, kể cả bệnh viện lẫn chuyên gia tâm lý nhưng không thành công. Em phải bỏ học giữa chừng để về Việt Nam. Bố mẹ đã đưa em vào bệnh viện tâm thần, nhưng kết quả vẫn là con số không, mọi người vẫn phải giám sát em suốt ngày đêm để can thiệp khi em có ý định tự vẫn”.
Phương bảo với tôi: “Em đến với bác sĩ Quân trong hoàn cảnh thật đặc biệt, đó là ngày mà em tưởng là ngày cuối cùng của cuộc đời…”.
Lời kể của cô gái xinh đẹp này thực sự là một câu chuyện khó tin. Liệu đằng sau cuộc sống của cô gái này có gì uẩn khúc, mà cô chưa kể ra?
Theo ThS. Nguyễn Mạnh Quân, những bệnh nhân “thèm” tự tử như Phương không phải hiếm, mà có khá nhiều và căn bệnh này có ở khắp mọi nơi trên thế giới, không phân biệt nước giàu hay nghèo. Bệnh này gọi đơn giản là trầm cảm.
Thạc sĩ Quân đã giúp Phương thoát khỏi căn bệnh trầm cảm bằng phương pháp thôi miên, giỡ bỏ ám thị, thư giãn tinh thần |
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, cứ 10 người có ý định tự tử như Phương, thì dù đã được điều trị bằng thuốc thang, tâm lý xong, vẫn có 7-8 người mắc lại chứng trầm cảm cấp và tự tử thành công. Căn bệnh trầm cảm này nhiều khi rất khó tìm được nguyên nhân, thậm chí không tìm nổi bằng nền y khoa hiện đại.
Anh Quân cho biết, bộ não con người vô cùng nhạy cảm, mong manh, do đó, đôi khi chỉ một vài câu nói vô tình của ai đó lại là nguyên nhân chính biến một con người thành kẻ bệnh tật, thậm chí bệnh nặng đến nỗi vô phương cứu chữa.
Trường hợp của Phương, máy móc hiện đại của bệnh viện sẽ bó tay trong việc tìm ra căn nguyên căn bệnh, nhưng thôi miên lại làm được.
Bác sĩ thôi miên có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái vô thức và nghe họ kể rành mạch các câu chuyện quá khứ, những sự việc xảy ra khi họ còn rất nhỏ, thậm chí xảy ra khi họ còn nằm trong bào thai.
Thạc sĩ Quân giảng dạy tại một lớp học khám phá bộ não |
Theo anh Quân, bộ não con người có khả năng ghi nhớ ngay từ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, những thông tin đó đều nằm trong tiềm thức.
Khi con người lớn lên, có sự nhận biết, các thông tin xung quanh vẫn được bộ não ghi lại, nhưng ý thức chỉ nhớ được rất ít, còn lại nằm trong tiềm thức. Do đó, chỉ khi đưa con người về trạng thái vô thức, họ mới nhớ lại được tất cả những chuyện xảy ra trong quá khứ.
Khi đưa Phương về trạng thái vô thức, anh Quân đã có nhiều ngày ngồi nghe Phương kể chuyện từ lúc nằm trong bụng mẹ, khi chập chững biết đi, cho đến khi đi du học và yêu đương thế nào.
Anh đã phát hiện ra căn nguyên của hành động “thèm” tự tử, đó là do lời nhận xét của bạn lớp trưởng hồi Phương học lớp 2. Bạn lớp trưởng đó đã mắng Phương là kẻ không ra gì, không có giá trị gì cả.
Một học viên đã chia sẻ những kết quả đạt được sau khi thực hiện thư giãn cơ thể theo phương pháp thôi miên |
Bình thường, những câu nói của lũ trẻ chỉ như cơn gió thoáng qua, nhưng không ngờ, vì lời nhận xét đó mà Phương thu mình lại, sống khép kín và không muốn chơi với các bạn. Từ đây, trong Phương bắt đầu xuất hiện cảm giác chán chường, vô vị, buồn tủi.
Cảm giác đó là do vô thức tạo ra, nhưng ý thức lại phải hứng chịu. Tất cả những cảm xúc này, Phương không hề chia sẻ với ai, mà chỉ còn biết thường xuyên khóc một mình… Rồi cũng những nguyên nhân vô cớ ấy làm cho Phương chán nản và đã nhiều lần không còn muốn sống.
Chuyện của Phương khiến gia đình, bạn bè, người thân hết sức ngạc nhiên. Phương cũng không hiểu vì sao cô chẳng muốn giao tiếp nữa. Ngay cả người yêu, là kiến trúc sư đẹp trai, tận tâm, yêu Phương hết mực, cũng không làm cho Phương hài lòng.
Thạc sĩ Quân hướng dẫn cách kích thích sự hoạt động của các kinh lạc trong cơ thể |
Thậm chí, sự yêu thương của người bạn trai lại là tác nhân khiến cảm xúc tiêu cực với cậu bạn lớp trưởng năm xưa sống dậy.
Tìm trong ý thức của Phương thì sẽ chẳng bao giờ thấy được căn nguyên của căn bệnh, vì Phương cũng không nhớ, không còn để ý đến nó nữa.
Nhưng thật không ngờ, cái cảm xúc tiêu cực xa xưa trong vô thức ấy lại là căn nguyên của căn bệnh trầm cảm, khiến ý thức của Phương muốn tìm đến cái chết.
Lời ám thị về một người không có giá trị gì, khiến Phương muốn tự loại bỏ cuộc sống của mình.
Còn tiếp…
Nguồn: http://vtc.vn/394-372297/phong-su-kham-pha/chuyen-khong-hieu-noi-ve-co-gai-them-khat-duoc-chet.htm