Thôi miên là một trong những kỹ thuật điều trị các bệnh thể chất và tinh thần lâu đời nhất. Vào thế kỷ thứ 2 trước CN, những thày tu khổ hạnh và những nhà Yoga đã tự đưa mình vào trạng thái thôi miên để mở rộng hữu thức của mình. Bút tích cổ nhất được cho là der Papyrus Eber, trong đó những người Ai Cập sống khoảng năm 1500 trước CN. Những người Hy Lạp từng tiến hành “giấc ngủ đền” như một nghi lễ chữa bệnh. Vào thời kỳ trung cổ, những thày tu công giáo cũng có cách thức tương tự để xua đuổi những “con quỷ” gây bệnh.
Vị bác sĩ người Anh James Braid đã đặt ra khái niệm „Hypnose“ vào năm 1843 (Hypnos = vị thần Giấc ngủ theo thần thoại Hy Lạp). Trước khi khí te, khí gây mê và chloroform được phát minh, rất nhiều bác sĩ phẫu thuật của thế kỷ 19 đã sử dụng thôi miên để có thể có những ca phẫu thuật không đau cho bệnh nhân.
Trên con đường tìm tới những mong muốn vô thức của bệnh nhân, nhà phân tâm học người Viên – Sigmund Freud đã phát hiện ra thôi miên vào khoảng thời gian chuyển giao thế kỷ. Tuy nhiên sau một vài thử nghiệm ông đã cho rằng sự kết hợp giữa ám thị và phân tâm giống như vàng ròng đem trộn với đồng thau, và không sử dụng thôi miên nữa.
Mãi đến những năm 70 nhà tâm thần học người Mỹ Milton Erickson mới khởi đầu thời cho thời kỳ phục hưng của thôi miên. Năm 1967 ông bị mắc chứng liệt ông đã phải ngồi xe lăn. Thôi miên đã giúp ông rất nhiều trong việc chống chọi với những cơn đau. Ông đã phát triển một hình thức thôi miên phản độc đoán mới, trong đó nhà trị liệu không đưa ra những chỉ dẫn áp đặt hoặc mệnh lệnh mà cố gắng thiết lập một mối liên hệ cá nhân với bệnh nhân và với những vấn đề của họ. Với Erickson và những người kế tục ông điều quan trọng là người bệnh phải có cảm giác tự quyết ngay cả khi đang trong trạng thái thôi miên sâu nhất.
Liệu pháp thôi miên ngày nay phổ biến trước hết là ở Hoa Kỳ, Úc, Anh và Isael. Tại Đức những năm qua rất nhiều bác sĩ nha khoa đã phát hiện ra thôi miên. Nhiều người đã đề nghị những bệnh nhân hay sợ hãi của mình sử dụng thôi miên thay vì tiêm thuốc tê.
NHỮNG THÔNG ĐIỆP LÉN GỬI KHÔNG CHO TÁC DỤNG LÂU DÀI
Người đức đầu Tòa thành Vatican, hồng y Joseph Ratzinger coi Hard Rock là quỷ thuật. Vị giám hộ cao nhất của đức tin công giáo đồng thời là fan của Mozart này nhận xét: Heavy Metal truyền tải „những thông điệp ma quỷ“. Từ những năm 70 của thế kỷ trước đã có những tin đồn về những mệnh lệnh được mã hóa trong những ca khúc nhạc pop – được quay ngược hoặc được ngụy trang bằng những tiếng ồn. Người ta tin rằng trong ca khúc hàng đầu „Stairway to Heaven“ của ban nhạc Led-Zeppelin có dấu trong đó câu „Sa-tăng, tôi ngợi khen bạn“.
Cả những nhà quảng cáo cũng tin vào quyền lực của những kích thích dưới ngưỡng, ví dụ những hình ảnh được chiếu với khoảng thời gian cực ngắn. Người ta cho rằng năm 1988 Jacques Chirac đã đắc cử do thủ thuật cho chiếu xen hình ảnh của mình vào các bản tin thời sự với mỗi lần là 1/1000 giây trong thời gian tranh cử. Theo các nhà nghiên cứu của trường ĐHTH Bonn thì kết quả bầu cử không liên quan gì đến những thủ thuật kể trên. Nhà tâm lý học Ralf Ott nói „Chúng tôi đã kiểm tra 29 nghiên cứu về nhận thức tín hiệu dưới ngưỡng. Kết quả là: Bộ máy nhận thức của chúng ta có nhận ra được những kích thích loại này và lưu những thông tin đó trong vòng vài giây, song nó không xử lý chúng. Vì thế chúng không thể thay đổi cảm xúc cũng như hành vi của con người.“
Trong những thí nghiệm của riêng mình, Ott có thể khiến những người tình nguyện ấn vào bàn phím một giây sau khi thấy tín hiệu dưới ngưỡng, song tác dụng của thông tin dưới ngưỡng không kéo dài lâu hơn.
Tin xấu cho những nhà sản xuất những băng đĩa phát ra những tín hiệu dưới ngưỡng với mục đích giảm stress, kích thích khả năng tình dục hoặc hỗ trợ học từ vựng. Ott nói: „Người nghe không nghe thấy gì hơn là thứ âm nhạc dễ chịu. Nó chẳng làm hại ai cả song cũng không mang lại lợi ích gì.“
GIẢI TRÍ VỚI HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG
Một buổi tối mùa thu năm 1993: Sharron Tabarn một cô gái người Anh 24 tuổi muốn trải nghiệm một chút gì đó đặc biệt. Cô đã đến một show trình diễn thôi miên. Vì ham thích trải nghiệm, Sharron đã lên sân khấu và tình nguyện cho người ta thôi miên. 5 tiếng sau cô chết tại nhà mình vì bị suy tim.
Chết vì thôi miên? Nhà trị liệu Derek Crüssell tin chắc chắn vào điều này (xin xem bài phỏng vấn). Margaret Harper, mẹ của Sharron nói: „Nó hoàn toàn khỏe mạnh khi đi đến show diễn đó. Thôi miên đã đánh thức dậy những nỗi sợ tiềm ẩn.“
Margaret Harper đã thành lập một nhóm tự giúp mang tên CASH (Campaign Against Stage Hypnosis) và đấu tranh trước tòa đòi bồi thường cho những nạn nhân của thôi miên trình diễn. Bà nói: „Tôi chỉ có một mục tiêu trong cuộc sống. Tôi muốn những kẻ sử dụng thôi miên một cách vô lương tâm không được hoạt động nữa.“
NHỮNG MỆNH LỆNH BÍ MẬT CHO KẾT QUẢ TỐT HƠN
Tại Hoa Kỳ và một số nước thuộc khối Sô Viết cũ, thôi miên trong thể thao là một phần của chương trình luyện tập hàng ngày, song tại Đức đây vẫn là một chủ đề cấm kỵ. Có vẻ như có nhiều người đã sử dụng thôi miên trong thể thao, nhưng chẳng mấy ai thú nhận việc này. Nhà trị liệu thể thao Hans-Dieter Hermann của trung tâm hỗ trợ Olympia tại Heidelberg, từng là bác sĩ của Steffi Graf nêu định kiến của mình: „Đó là doping tâm lý. Chúng tôi từ chối sử dụng thôi miên.“
Heinz-Georg Rupp, một nhà tâm lý học người Krefeld, người từng giúp chuẩn bị thi đấu bằng kỹ thuật thôi miên cho nhà vô địch bóng đá châu Âu Stefan Kuntz và vận động viên thi 10 môn phối hợp Jürgen Hingsen, rất bực mình vì những định kiến của đồng nghiệp. Ông đoán: „Có lẽ họ còn biết quá ít. Thôi miên không biến vận động viên thành một công cụ được điều kiển từ xa của ai đó.“
Rupp cho rằng không hề có những ám thị sai ví dụ như trong trường hợp Jürgen Hingsen bị hỏng phần khởi động ở Olympic1988 tại Seoul. Ông nói: „Việc này chẳng liên quan gì đến thôi miên cả“.
Nhà thôi miên trị liệu người New York, John Halpin, người thường xuyên tiến hành thôi miên cho võ sĩ đấm bốc hạng nặng Mike Tyson từ hơn 15 năm, thậm chí đã phải bào chữa chống lại những cáo buộc cho rằng ông phải chịu trách nhiệm về những trường hợp phạm pháp của Mike Tyson. Halpin nhấn mạnh „Tôi chưa từng ám thị anh ta, có lẽ anh ta thấy vui thích khi đánh bị thương người khác. Thôi miên chỉ giúp anh ta loại bỏ nỗi sợ hãi mà mỗi võ sĩ đều có khi lên khán đài“
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29