benh-tram-cam

 Người dân tụ tập sau vụ một nữ sinh leo qua lan can cầu Bến Thủy (TP Vinh, Nghệ An) nhảy xuống sông tự vẫn hôm 27.3. Ảnh: Dân Trí.

 Bệnh trầm cảm ở học sinh: Đường dẫn đến tự tử

Nhật Bản đã chính thức báo động tình trạng học sinh, giáo viên mắc bệnh trầm cảm. Ở nước ta tỷ lệ học sinh bị mắc chứng bệnh “chết người” này cũng không kém Nhật Bản là mấy. Nó để lại một hậu quả đau lòng nhất là khi chính các bậc cha mẹ cũng không thấy hết được tính nguy hại của căn bệnh thế kỷ này.

 

Cô nữ sinh lớp 12 ở trường THPT Phan Châu Trinh ( Đà Nẵng) đã giã từ cuộc đời bằng “cú” nhảy lầu, tại ngay chính ngôi trường em đang theo học. Chỉ còn dăm ba tháng nữa là em sẽ vượt qua chặng đường 12 năm đèn sách, ấy thế mà N.T.B.T phải nghỉ học để điều trị bệnh trầm cảm. Nhớ trường, nhớ bạn, B.T nhờ mẹ đưa đến trường… và chỉ trong chút “sơ sểnh” không ai để ý, B.T đã chấm dứt cuộc đời.

Hôm qua (7.4), nữ sinh mới 14 tuổi ở Nghĩa Bình (Tân Kỳ, Nghệ An) cũng đã lẳng lặng lội thẳng ra dòng sông Con…, khi mọi người phát hiện thì cô bé đang vùng vẫy giữa dòng nước và đành bất lực khi thấy cô chìm dần.

Trước và sau mỗi kỳ thi, vẫn có học sinh tìm đến cái chết… để chạy chốn sự sợ hãi kết quả kỳ thi. Cầu Bến Thủy (Nghệ An) trở thành một trong những nơi mà những người “chán sống” tìm đến. Hầu hết, người đến cầu này gieo mình xuống dòng sông Lam là học sinh, sinh viên.

Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng trong gần chục năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh tự tử không còn là chuyện cá biệt nữa, chỉ cần vào google , ắt có đủ thông tin về thực trạng đau lòng đã đến mức báo động ở lứa tuổi học đường. Không ít vụ học sinh ở bậc THCS còn rủ nhau tự tử tập thể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh mắc chứng trầm cảm. Nhưng nguyên nhân chính qua “lời để lại” (thư tuyệt mệnh) là do áp lực học hành, thầy không hiểu trò, có lời xúc phạm trò, kỳ vọng của cha mẹ. Khi đã mắc triệu chứng căn bệnh này, các em thường tự giải quyết mà cha mẹ không hề biết rằng con mình mắc bệnh.

Bậc phụ huynh kể cả thầy cô là những người gần gũi các em nhiều nhất cũng không dễ nhận biết chứng bệnh trầm cảm bởi những biểu hiện ban đầu… đều bị người lớn cho qua. Trong khi đó, họ lại đặt yêu cầu quá cao, khiến các em rơi vào trạng thái khủng hoảng, không có sự chia sẻ, thiếu điểm tựa tinh thần để giải tỏa ức chế tích tụ. Các em thường nghĩ rằng người lớn đã áp đặt, cố tình không hiểu… dẫn đến chán sống và xử lý sự việc một cách tiêu cực.

Theo tư vấn của một chuyên gia tại BV Tâm thần ban ngày (Hà Nội): Biểu hiện của bệnh trầm cảm là người mắc bệnh luôn thấy mệt mỏi, ủ rũ, dễ bị tổn thương, tinh thần căng thẳng, dễ tức giận, nổi nóng và không  hứng thú  với công việc; Ý nghĩ tiêu cực về bản thân luôn ám ảnh, có cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không có niềm tin vào bản thân và tương lai. Mất ngủ, biếng ăn, đầu và ngực luôn đau nhói và tức, giảm cân nhanh, ngại tiếp xúc với người khác, sợ đám đông, luôn bồn chồn, lo âu… Đặc biệt, khi trầm cảm nặng, người bệnh luôn có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát…

Trường ĐH Hokkaiddo (Nhật Bản) nghiên cứu bệnh trầm cảm ở học sinh bậc trung học, kết quả có 10,7% học sinh mắc bệnh này. Nhật đã phải lên tiếng báo động bệnh trầm cảm ở học đường.

Ở nước ta, kết quả nghiên cứu của BV Tâm thần ban ngày (Hà Nội) và Trường ĐH Melboume (Australia) với trên 1.200 học sinh ở HN (bậc tiểu học và THCS), có gần 19,4% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung, trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 đến 17, nguyên nhân chủ yếu là do học hành.

http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Bai-2-Vong-xoay-cua-quy-du/109935.bld

Leave a Reply