Ngày càng nhiều học sinh tự vẫn vì vướng vào “vòng xoáy quỷ dữ”
Google cho kết quả 363.000 vụ học sinh tự vẫn
Ngày 22/3, em Dương Võ Q.T học sinh lớp 7, trường Đoàn Thị Điểm, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng tự vẫn vì bị mẹ mắng sau đó một giờ đồng hồ. Trước đó, một cô nữ sinh lớp 12 ở trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đã giã từ cuộc đời bằng “cú” nhảy lầu, tại ngay chính ngôi trường em đang theo học. Trước đó, em đã phải nghỉ học để điều trị bệnh trầm cảm. Nhớ trường, nhớ bạn, em nhờ mẹ đưa đến trường… và chỉ trong chút “sơ sểnh” không ai để ý, em đã chấm dứt cuộc đời.
Đặc biệt, trước và sau mỗi kỳ thi, vẫn có học sinh tìm đến cái chết… để chạy trốn sự sợ hãi kết quả kỳ thi. Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng trong gần chục năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh tự tử không còn là chuyện cá biệt nữa, vào google đánh dòng chữ “học sinh tự vẫn” có tới 363.000 kết quả hiện ra. Thậm chí, có không ít vụ học sinh ở bậc THCS còn rủ nhau tự tử tập thể.
Mất mạng vì “vòng xoáy quỷ dữ”
Hỏi về vấn đề này, câu đầu tiên Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển sức khỏe Thể – Tâm – Trí buông lời là: Một “vòng xoáy quỷ dữ” mà những em đó đã bị vướng vào. Trong cuộc sống hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên và đội ngũ những người làm việc văn phòng luôn luôn căng thẳng, lo lắng và bị nhiều lực ép về tâm lý.
Đó là những áp lực từ bên ngoài, khiến luôn có cảm giác bị ép buộc, bắt buộc làm những việc phải làm, chứ không phải là được làm, được học những công việc mình đam mê, yêu thích. Vì không yêu thích, không đam mê trong học tập nên việc tiếp thu của não bộ rất chậm. Tác động của sự căng thẳng gây nên sự rối loạn hệ nội tiết tố, gọi là hormone stress. Những hormone stress làm cho rối loạn dẫn đến việc nhanh quên, khó tiếp thu. Điều này càng làm họ thường xuyên thất vọng, lo lắng, sợ hãi, chán nản, mệt mỏi trong học tập, công tác.
Những triệu chứng suy nhược cơ thể và triệu chứng của căn bệnh trầm cảm như lảng tránh không muốn giao tiếp, mệt mỏi… bắt đầu xuất hiện và càng ngày càng trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân chính để gây lên những triệu chứng của căn bệnh này là do ức chế tâm lý dẫn đến rối loạn hệ nội tiết tố.
Trong khi đó, lúc căng thẳng hoặc nguy hiểm thì tuyến thượng thận trong cơ thể lại tự sản sinh ra hormon adrenaline, gây stress căng thẳng một cách vô thức, thành mạch co lại, huyết áp và nhịp tim tăng lên. Ngay sau đó, cơ thể bắt buộc phải tiết ra một loại stress hormon thứ hai có tên gọi là cortisol nhằm để tiêu hủy những tác động của hormon adrenalin. Loại hormon thứ hai này làm cho cơ thể mỏi mệt, làm cho cơ bắp trùng xuống và nhão ra, tác động làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy nhược…
Khi hàm lượng hormon cortisol trong máu tăng cao, sẽ kích thích làm cho bộ não không thể tiếp nhận và phân tích được những thông tin mới. Đặc biệt nếu sự căng thẳng kéo dài thì hàm lượng hormon này trong máu không thể giảm xuống được, lúc đó nó sẽ tấn công vào các tế bào não, làm cho các tế bào não bị co lại, gây nên những triệu chứng nhanh quên, giảm trí nhớ….
Căng thẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng dẫn đến tình trạng đau, nhức mỏi toàn thân gây nên cảm giác chán chường, thiếu tập trung, mất phương hướng. Càng mệt mỏi, chán chường, mất phương hướng… thì hệ nội tiết tố lại càng rối loạn… năng lượng cơ thể tụt xuống bằng 0%.
Vì vậy, việc luyện não là điều hết sức cần thiết cho các em học sinh, sinh viên có thể tự ổn định và bảo vệ được hai bán cầu đại não, kích hoạt được tinh thần, thay đổi được tư duy, ổn định được hệ nội tiết tố trong cơ thể. Theo đó, họ sẽ biết cách thư giãn cơ thể và tinh thần, giải tỏa stress, cắt bỏ mọi sự căng thẳng và sợ hãi… Chỉ có vậy thì sức khỏe về cả thể lực, tâm lực, trí lực của chúng ta mới thực sự được ổn định và khỏe mạnh.
Mai Hạnh