Theo quy tắc cộng hưởng, thì quý vị sẽ chỉ gặt hái được những sự kiện và cảnh huống tích cực ,và cũng sẽ chỉ thành công trong cuộc sống và gia đình của mình, nếu mọi thứ nơi con người và đặc biệt trong Vô thức của quý vị đều “ổn”. Khi nào quý vị đã vô hiệu hoá được những phong bế Nội tâm gây kìm hãm trong Vô thức, thì thành công sẽ tự động đến với quí vị, đó cũng là một lẽ đương nhiên…Nguyên tắc căn bản không phải là” “Khi tôi có nhiều tiền hơn thì tôi sẽ gặp it chuyện rắc rối hơn ” mà phải là “Khi tôi có ít chuyện rắc rối hơn, thì tôi sẽ có nhiều tiền hơn”.Sau đây tôi xin trình bày một số những nguyên nhân sâu xa và một vài ví dụ trong lĩnh vực thể thao, tài chính, và quan hệ tình cảm, hạnh phúc gia đình,v.v…Tại sao lại liên quan đến sự thành đạt về tài chính? Vì lĩnh vực này trên thực tế đã gây vấn đề cho rất nhiều người, ngay cả khi trong cuộc sống họ vốn là người rất có năng lực về mọi mặt. Hậu quả hay xảy ra đối với họ, là những vấn đề trong hàng loạt những lĩnh vực khác nhau như quan hệ tình cảm, gia đình, sự tự tôn hoặc sức khoẻ đều không như ý đối với họ. Người ta vẫn thường hay nói rằng: Tiền không phải là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng nó quan trọng bởi qua nó ta có thể đạt được những thứ quan trọng trọng cuộc sống.
3 cột đỡ của sự thành công về mặt tài chính
Về nguyên tắc, có ba cột đỡ chính cho những vấn đề tài chính gặp phải, cũng như cho sự thành công về mặt tài chính.
1) Hoàn cảnh kinh tế (khu vực kinh tế yếu, nạn thất nghiệp, suy thoái kinh tế v.v…).
Không cần giải thích thêm về khía cạnh này (vì chúng ta đã quá rõ).
2) Kiếm tiền (Tôi kiếm tiền như thế nào, tôi giữ nó ra sao và tôi khiến nó sinh sôi như thế nào.)
Tỷ lệ tiết kiệm ở Đức là khoảng 10% thu nhập, hơn gấp ba lần so với Hoa Kỳ. Mặc dù người Mỹ ít tiết kiệm song họ lại có thể đầu tư tiền của mình một cách tốt hơn, vì thế tài sản của người Mỹ tính theo thu nhập có được, cao gần gấp đôi so với người Đức.
Tiềm năng ở đây đã rất rõ ràng. Cả quý vị cũng có thể làm gì đó để bắt đầu khởi động nó.
3) Độ cao của “giá trị cầu” trong nội tâm và mức độ của những phong bế về tiền nong cũng như “chứng dị ứng tiền”
Về tổng thể ta có thể rói rằng, cuối cùng thì người ta sẽ chỉ đạt được mức thành công về tài chính, đúng như những điều mà họ khẳng định và tin tưởng. Và điều này đã được chứng minh bởi thực tế:
A) Khi những người nghèo hoặc những người trung lưu đột ngột có được nhiều tiền hơn (ví dụ như thông qua thừa kế v.v…), nhưng phần lớn thì chỉ một vài năm sau đó, họ lại quay về mức tài chính như trước khi được nhận thừa kế.
B) 80% tổng số những triệu phú vì trúng xổ số, thì bình quân sau 4 năm họ lại quay về mức tài chính như trước ngày họ trúng.
C) Khi những người giầu thực sự bị mất tất cả (ví dụ như vì bị phá sản), thì thường chỉ sau một vài năm họ lại đạt được mức thành công về tài chính như lúc ban đầu.
Rất nhiều người mắc “chứng dị ứng tiền” mà không hay biết. Họ khát khao trúng số, hay được thừa kế từ một bà cô họ nào đó, song họ lại không thấy thoải mái với ý nghĩ mình sẽ giàu có hơn. Sự khó chịu này thường không được họ cảm nhận, vì nó diễn ra ở tầng Vô thức. Mặt khác tôi cũng thường xuyên nghe mọi người nói rằng, họ cảm thấy không thấy thoải mái với ý nghĩ thực sự sẽ TRỞ NÊN giàu có như hằng mong đợi. Bạn có biết rằng, có 5% số triệu phú nhờ trúng xổ số mà vẫn tự vẫn?
Những ai chỉ nhìn thấy những điều kiện nguyên nhân bên ngoài cho vấn đề tài chính của mình, thường tự coi mình là nạn nhân và bị tê liệt, đồng thời bỏ qua những nguyên nhân căn bản của vấn đề.
Ngành tâm lý học tài chính cho rằng những cảm xúc liên quan đến tiền, về căn bản không bao giờ thực sự liên quan đến tiền. Tiền tự thân nó không có ý nghĩ gì cả. Nó trở nên có ý nghĩa vào thời điểm nó được chuyển từ người nọ sang người kia. Vậy tiền có thể được xem là biểu tượng của những quan hệ. Và cái cách sử dụng tiếp cận tiền như vậy, chính là cách thức quan hệ với những người khác và với chính bản thân mình. Tiền luôn đến từ con người. Vì thế, nỗi sợ có quá ít tiền thực ra là nỗi sợ không có đủ những mối quan hệ, sợ bị bỏ lại một mình và không đáp ứng được những nhu cầu của bản thân.
Tiền thường được dùng để giải phóng những vấn đề bị dồn nén (tương tự như những triệu chứng bệnh và những vấn để tâm lý hoặc thể chất). Nói một cách tổng quát, ta có thể khẳng định rằng: Chúng ta đã phác hoạ nên những câu chuyện đời người. và cho phép chúng ta được thể hiện và hoá giải những cảm xúc đang có một cách sâu sắc. Cuối cùng là câu hỏi: “Vở kịch (vô thức) nào sẽ được hoá giải, thông qua vấn đề tài chính”.
Những vấn đề tài chính cụ thể cũng là chìa khoá cho hình ảnh tự tôn, và cá tính của thân chủ. Những người mắc chứng thiếu tiền kinh niên thường luôn có cảm giác có ít hoặc có không đủ. Thu nhập của một người thông thường phản ánh sự tự tôn của anh ta. Nếu ai đó nói, anh ta không kiếm đủ tiền để lo cho bản thân mình, thông thường điều đó cũng có nghĩa là anh ta có cảm giác sẽ không được ủng hộ và không được đánh giá cao.
Như đã nói rõ ở trên, những vấn đề tài chính mắc phải cũng có thể có nguyên nhân giống như ở những vấn đề tâm lý và tâm thể: Cần phải tìm và xử lý những mâu thuẫn và chấn thương Vô thức vẫn đang còn tồn tại, bản thân nó chính là (một phần) nguyên nhân của vấn đề.
Tóm lại:
Vì mọi vấn đề tài chính gặp phải, đều có nguyên nhân và nền tảng từ Vô thức, do đó người ta có thể giảm thiểu hoặc giải quyết được vấn đề này ngay cả khi có những nguyên nhân kinh tế, chính trị rõ rệt và không thể chối cãi. Nếu quý vị còn có thể nâng cao giá trị tự tôn trong nội tâm của mình lên, thì chắc chắc hoàn cảnh kinh tế của quý vị sẽ được cải thiện rõ rệt, hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn… Nhưng bằng cách nào?
Bàn thêm: Thành công hơn trên sàn chứng khoán?
Những cảm xúc tiêu cực và những tin tưởng giới hạn, là những cản trở mang tính quyết định, không chỉ trong thể thao,học tập mà còn trong tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến hiệu suất. Trên sàn chứng khoán cũng vậy. Thông thường thì cảm giác là một yếu tố hoàn toàn không tốt khi làm việc trên sàn chứng khoán. Những nguyên nhân đặc trưng cho những quyết định sai ở đây, thường gặp nhất là nỗi sợ và lòng tham.
Một nhà đoạt giải Nobel người Mỹ trong một Nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng, nỗi sợ bị lỗ lớn khoảng gấp đôi so với niềm vui vì lãi. Rõ ràng nỗi sợ là một trong những động lực quan trọng nhất, trong việc quyết định mua hoặc bán. Hậu quả sẽ có thể là một thảm hoạ đối với họ. Vì khi trên sàn Chứng khoán sự sợ hãi đôi khi bùng phát, và những nhà Đầu tư, vì lo sợ bị lỗ do trượt giá, sẽ tung cả những cổ phiếu tốt nhất của mình ra bán.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lối hành xử đi ngược “phong trào” sẽ đem lại nhiều thành công hơn trên sàn chứng khoán. Khi nỗi lo sợ thống trị, hoặc khi chứng khoán xuống kịch sàn thì không phải là thời điểm để bán mà để mua vào. Thay vì tiêu tiền cho những việc vô ích, người ta có thể mua chứng khoán với giá rất rẻ. Trong giai đoạn Bong bóng – khi cả thế giới lao vào mua chứng khoán và sẵn sàng trả giá rất cao cho chúng, thì người ta không nên mua vào mà nên bán ra.
Nếu người ta giảm được sự sợ hãi (bị gia tăng bởi những thứ khác), cũng như lòng tham và có thể sử dụng cơ hội trên sàn Chứng khoán một cách có lý trí hơn, thì chẳng phải đó chính là một lợi thế kinh tế thực sự hay sao? Chính điều này lại là điều có thể thực hiện. Quý vị hãy loại bỏ tất cả những “giảm giác” tiêu cực và lập trình (vô thức) cho mình và những thành công thì thành công của quý vị sẽ lớn hơn một cách trông thấy…
Quý vị có thể thực hiện điều này bằng cách, ví dụ như nhờ những phương pháp được truyển tải trong seminar „Aktivierung der Selbstheilungskräfte- Khởi động sức mạnh tự chữa bệnh” hoặc thông qua các Thôi Miên Trị liệu gia để được tư vấn thêm…
Chúc Quý vị thành công!!!
Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoi-nguon-suc-song-moi/
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29