Trong số ra tháng 2 năm 91 của tạp chí y khoa ” Tâm lý học ngày nay” Harald Wiesendanger có mô tả những kỹ thuật thôi miên và thiền mới nhằm điều trị ung thư trong bài viên có tiêu đề “Thôi miên chống lại ung thư”. Người ta đã thấy rằng trạng thái thư giãn không stress là một điều kiện quan trọng để có thể tạo những ảnh hưởng tích cực lên hệ miễn dịch nhờ vào hình dung mà mường tượng. Tại Hoa Kỳ đã từ lâu người ta áp dụng liệu pháp thôi miên vào điều trị ung thư. O. Carl Simonton và Bernauer Newton khẳng định rằng những bệnh nhân được điều trị bằng thôi miên có tuổi thọ sống cao hơn đáng kể so với thống kê trung bình. Bên cạnh Hoa Kỳ, hiện thôi miên áp dụng trong điều trị ung thư cũng đã có tại Đức, Anh quốc và Ôxtrâylia. Wiesendanger phát biểu: “Trong trạng thái thôi miên, một số bệnh nhân u bướu đã thành công trong việc ngăn cản sự phát triển của những khối u ác tính, thậm chí đẩy lùi chúng thông quan hình dung và mường tượng.”
Trọng tâm của bài báo đề cập đến việc điều trị ung thư xương của nhà tâm lý học người Krefeld – tiến sĩ Gerhard Susen. Tác giả thuật lại câu chuyện Susen đã giúp một nữ bệnh nhân 56 tuổi chiến thắng bệnh ung thư xương như thế nào. Sau khi bệnh đã tiến triển một phần, thậm chí cả hóa trị liệu và một số loại thuốc khác cũng đã được cắt giảm. Cho đến hiện nay nữ bệnh nhân này vẫn hoàn toàn thoát khỏi những triệu chứng ung thư. Susen đã có thể truyền tải đến người bệnh một thái độ mới với cơ thể mình. Susen phát biểu: “Trong mỗi cơ thể có ẩn chứa một nguyên tắc chữa bệnh tích cực. Người ta có thể gọi nó là vô thức hoặc “người bạn nội tâm“. Ngay cả một triệu chứng như ung thư không phải là sự thất thường của cơ thể mà đó là một thông điệp… nó phải có một tác dụng gì đó, mà chúng ta phải công nhận mặc dù có thể chúng ta vẫn chưa nhận ra nó.” Susen còn nhấn mạnh rằng việc xây dựng một thái độ thù địch với chính cơ thể mình về lâu dài chẳng có tác dụng gì. “Cần thiết” cho quá trình lành bệnh là một thái độc tích cực đối với những quá trình diễn ra trong cơ thể chúng ta. Chúng ta phải biến cơ thể mình, ngay cả khi nó bị ốm, trở thành một đối tác trợ giúp chúng ta và ta có thể tin tưởng vào nó.
Cảm xúc tác động lên phản ứng của hệ miễn dịch
Khoa tâm thần kinh miễn nhiễm học đã xác nhận những phát hiệncủaSusen là chính xác. Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những quá trình tâm lý. Những vấn đề về tinh thần có thể làm dồn nén những phản ứng miễn dịch và góp phần vào việc xuất hiện của bệnh tật. Thôi miên có thể tạo ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên hệ miên dịch:
- Gián tiếp: xoá bỏ những lo âu và căng thẳng, củng cố cái tôi, tạo ra những hình dung tích cực có thể tác động lên tâm thể.
- Trực tiếp:Những ám thị thôi miên làm giảm rõ rệt mực hoocmon stress vốn tác động xấu lên tế bào máu và góp phần đáng để vào khả năng tự vệ của cơ thể.
Đến nay trị liệu thôi miên đã cho thấy những kết quả đáng ghi nhận. Sự tưởng tượng về sức mạnh chữa bệnh trong cuộc chiến chống lại những khối u đã cho thấy tỉ lệ thành công khiến cho y khoa truyền thống phải chú ý.
Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoi-nguon-suc-song-moi/
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29