Tăng hiệu quả trong học tập, làm việc và thể thao
Thành công, cuối cùng cũng sẽ chỉ đạt được nhờ cái đầu – điều này sẽ đúng cả với các vận động viên thể thao, học sinh, sinh viên cũng như tất cả các nhà kinh doanh và quản lý:
· ” Đối thủ trong đầu mình còn đáng gờm hơn nhiều so với đối thủ thực sự phía bên kia lưới.” (Timothy Gallwey, huấn luyện viên tennis, huấn luyện kinh doanh và tác giả viết sách bestseller)
· “Quyền lực và kết quả có được là nhờ cái đầu.” (Boris Becker)
Cũng giống như những vấn đề về sức khoẻ, tất cả những vấn đề dẫn đến hiệu quả lao động thấp cũng là một cách diễn đạt của những nguyên nhân “nội tâm” chưa được xử lý (Vô thức). Việc xử lý những nguyên nhân đứng đằng sau này sẽ đem lại sự Tự do về Nội Tâm, và mang dến cho ta một tinh thần mới, và chúng sẽ được thể hiện bằng những kết quả lao động tốt hơn.
Phương pháp điều trị cho những vấn đề về hiệu suất lao động được mô tả sau đây, đã đước áp dụng thành công trong tất cảc những lĩnh vực lao động (thể thao, nghệ thuật, lao động hàn lâm, lao động lĩnh vực kinh tế v.v…). Những ví dụ được đưa ra ở đây liên quan đến lĩnh vực Thể thao, tuy nhiên những lĩnh vực khác cũng giống như vậy.
Trên thực tế, không quan trọng khả năng đạt hiệu suất của một vận động viên đang là như thế nào, nhưng họ sẽ luôn nhận ra sau mỗi cuộc thi dẫu rằng:
a) Đáng ra họ vẫn còn có thể làm tốt hơn nữa.
b) Mọi lí do gây ra cản trở cho việc thi dấu, thì ngay sau đó họ đều có thể tìm thấy, và khẳng định là nằm trong lĩnh vực tinh thần.
Để có thể tăng hiệu quả lao động của một vận động viên thể thao (hay của một nhà khoa học, một nhà kinh doanh v.v…) lên một cách đáng kể, phải tiến hành xử lý hai bình diện sau:
1.) Vùng tiện nghi (Die Komfort-Zone)
Vùng tiện nghi là một lĩnh vực tinh thần, nơi người ta cảm nhận trong Vô thức là mình thuộc vào vùng này (xin xem thêm trong chương “Armutskomplex – chứng nghèo phức hợp”). Nó quyết định mức hiệu suất thực tế, giống như một chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Nó giữ để nhiệt độ trong phòng luôn nằm trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nếu không thay đổi vùng tiện nghi, thì những tiến bộ về hiệu suất nếu có thể, cũng chỉ là tự nhiên và ngắn hạn (tạm thời).
Mục tiêu của những can thiệp, là thay đổi hình ảnh tự tôn về tinh thần (trong vô thức) của thân chủ, để họ cảm nhận và khẳng định mình thuộc vùng hiệu suất cao hơn.
2.) Những rào cản hiệu suất đặc biệt
Có rất nhiều rào cản hiệu suất. Sau đây tôi xin trình bày những rào cản quan trọng nhất:
a- Tin tưởng cố hữu
Rất nhiều người chất đầy trong đầu những tin tưởng cố hữu, gây hạn chế đáng kể tới hiệu suất lao động của họ (thường là vô thức). Những suy nghĩ này phải được tìm ra và thay thế bởi những tin tưởng thích hợp hơn, và thông qua đó sẽ khuyến khích và ổn định lại vô thức, để đạt được hiệu quả lao động cao hơn. Để đạt được việc này thi ta thường phải xử lý một số những sự kiện nhất định trong cuộc sống –(trong vô thức ) đó là những nguyên nhân đã dẫn tới những tin tưởng cố hữu và hạn chế này.
b- Sợ bị phạt
Có thể đó là nỗi sợ bị phạt nếu đạt được thành công cũng như bị thất bại. Và đó cũng có thể là ,một nỗi sợ vô thức trước việc bị mất mát về tình cảm, nếu việc đó liên quan đến một người quan trọng với mình.
c- Những phản ứng tâm lý giới hạn
Ở đây bao gồm nỗi sợ trước một số người xem (khán giả) nào đó, hoặc tại một khu vực , hay sân vận động nhất định nào đó v.v….
d- Bỏ qua những mảng hiệu suất “không quan trọng“
Nhiều vận động viên thể thao chỉ chú trọng vào những thứ họ có thể làm tốt, nhưng lại sao nhãng không để tâm tới những “tấm kê” nhỏ, những thứ sẽ góp phần đáng kể vào việc tạo nên kết quả chung (kết quả cuối cùng).
Những hạn chế về khả năng đạt hiệu quả lao động của chúng ta, không chỉ là những yếu tố tự nhiên của cơ thể.Mà cơ bản chúng lại là tinh thần và nằm chính trong đầu của chúng ta.
Và đây là một Ví dụ:
Cho tới năm 1952, việc chạy một dặm trong vòng bốn hoặc ít hơn bốn phút là điều không thể. Những bác sĩ và những nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau thời đó, đã đưa ra những giải thích thuyết phục và chứng minh tại sao việc này không bao giờ có thể thực hiện được. Theo họ thì, nếu ai đó có thể chạy một dặm đường mà thời gian chỉ dưới bốn phút, thì tim của anh ta sẽ bị “nhảy” ra khỏi lồng ngực và anh ta sẽ chết ngay lập tức.
Trong năm 1953, Roger Benister (vận động viên người Anh) là người đầu tiên trong môn thể thao, đạt thành tích chạy bốn phút một dặm. Một tuần sau đó 119 vận động viên cũng đã lần lượt vượt qua giới hạn “Ma thuật” này. Đến khi đó thì người ta BIẾT rằng điều này là hoàn toàn có thể, nhưng mới trước đó không lâu với họ, nó ĐÃ TỪNG là điều không thể.
Nhờ vào Thôi Miên người ta có thể truyền đạt tới tiềm thức những thuyết phục mới, vượt xa những giới hạn và tin tưởng cố hữu vốn có. Nếu một khi vô thức chấp nhận một thứ gì đó, thi nó sẽ không ngăn cản và để điều đó xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên
Nếu một người đã chắc chắn tin rằng, có một mục tiêu nhất định nào đó, mà anh ta sẽ không thể đạt được ( Sự chờ đợi, tin tưởng vào thất bại) thì chính suy nghi đó sẽ có ảnh hưởng như một cỗ máy tự động để đưa anh ta tới thất bại.
Quý vị hay thử nghĩ xem chuyện gì có thể sẽ xảy ra, nếu mà quý vị vượt qua được những tin tưởng cố hữu và giới hạn của chính mình?
Nếu một người trong nội tâm (vô thức) tự thu mình lại, không tin tưởng mình vào một việc gì, nếu một người luôn nghĩ vẽ những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, thì người đó sẽ thường thấy rằng, tất cả những chờ đợi của anh ta đều sẽ trở thành sự thực. Tuy điều này, bình thường cũng có thể xảy ra theo hướng khác, nếu anh ta bình tĩnh và tự tin hơn… Trên sân tennis,lúc đàm phán kinh doanh, hay trong buổi họp cũng vậy- quan điểm bên trong (vô thức) sẽ là phần quyết định đáng kể vào thành công hay thất bại của những hợp đồng, hay của những cuộc chơi.
Và đây là một ví dụ ngắn về Thôi Miên đối với môn thể thao
(Để đảm bảo tính bí mật cá nhân của thân chủ, tôi có thay đổi và để trống một số thông tin, cũng như tên của môn thể thao).
Tim, một học trò và một vận động viên một môn thể thao nặng, được huấn luyện viên của mình cử đến chỗ Tiến sĩ Preetz, (một tiến sĩ tâm lí kiếm chuyên gia Thôi Miên) cách đây khoảng 3 năm. Huấn luyện viên có nói Tim là một vận động viên có tài, đã từng tham gia giải vô địch quốc gia Đức, tuy nhiên hay thua cuộc trong nhiều trận đấu, mặc dù với khả năng và mức thành tích của mình, lẽ ra cậu ta đã có thể chiến thắng. Thường là khi chiến thắng đã gần như trong tầm tay, song chỉ cần một lỗi mà Tim mắc phải, cũng đủ khiến Tim tự “phủ định” mình, và như vậy cậu ta thường đem chiến thắng tặng cho đối thủ của mình, ngay cả khi năng lực của cậu rõ ràng mạnh hơn đối thủ. Đã có những lần cậu ấy còn bị mất kiểm soát hoàn toàn. Và có những cuộc thi, sau đó cậu ta đã kêu khóc liền ba,bốn tiếng. Còn có một đối thủ khiến cho cuộc sống của cậu ấy trở nên thật khó khăn, cậu bị mất tự tin, và cho rằng đó chính là đối thủ mà câu ta không thể vượt qua được (nói cho cụ thể hơn, thì cậu ấy đã tự làm cho cuộc sống cũng như sự nghiệp của mình trở nên khó khăn hơn).
Cách đó 2 năm Tim đã từng được điều trị tâm lý học thể thao (huấn luyện tinh thần cá nhân và tập thể). Tuy nhiên, vấn đề trên có vẻ như là không thể thay đổi được , và Tim vẫn tiếp tụcđạt dược những kết quả ở dưới mức khả năng của mình.
Buổi trị liệu Thôi Miên lần đầu tai Phòng mạch của Tiến sĩ Preetz, bao gồm tổng cộng 3 ca, mỗi một ca 60 phút và được bố trí vào một buổi chiều. Cả huấn luyện viên và người cha của Tim cũng tham gia vào buổi nói chuyện để xác định mục đích, việc xác định này đã được tiến hành vào ngay đầu của buổi trị liệu.
Trong buổi trị liệu, những chủ đề vốn đứng phía sau, nhưng lại là tác nhân gây ra những phản ứng thái quá này đã được tìm ra và xử lý.
Cuối cùng nhờ vào biện pháp ám thị của Thôi Miên, một chiến lược tối ưu( đã được Huấn luyện viên chuẩn bị) và một sự tự tôn bình tĩnh lạc quan được gắn sâu vào vô thức của Tim. Cậu ấy da được truyền cho những chiến lược để tu minh vượt qua tất cả những cơn nóng nảy, tức giận, hay buồn phiền, lo âu sợ hãi, trong những trường hợp mà chúng có nguy cơ bùng phát.
Chỉ bốn ngày sau buổi trị liệu Thôi miên tăng cường độ, Tiến sĩ Preetz đã nhận được một email từ người cha của Tim, ông ta thông báo rằng con trai ông đã giành giải vô định tiểu bang. Ông bố mô tả phong thái của con trai ông hôm ấy là “hoan toan tự tin, thoải mái và vô cùng rạng rỡ – và đó là một thành công tuyệt vời đầu tiên đối với Tim.
Và ba tuần sau đó , tiến sĩ Preetz lại nhận được bức email sau đây của vị huấn luyện viên:
Xin chào ngài tiến sĩ Preetz,
Vừa mới đây người học trò của tôi có trị liệu tại chỗ ngài, như ngài đã biết , cậu Tim X., là một vận động viên có nhiều tương lai, song lai thường hay tự cản trở chính mình…Với tư cách là huấn luyện viên, tôi đã nhận thấy những điều thay đổi tại Tim, kể từ khi trị liệu như sau:
Trước kia / trước khi điều trị:
· Khi Tim nói chuyện hoặc tranh luận với tôi, cậu ta thường mất tự tin và bỏ thua cuộc. Cậu ta đã đầu hàng từ trong thâm tâm và không tiếp tục tranh luận nữa.
· Mỗi lúc nghỉ gải lao, Tim thường luôn nằm dài ra đất (cho đối thủ của mình thấy cậu ta yếu như thế nào).
· Cậu ta cứ kêu than ẫm ĩ và không thể bình tĩnh lại được mỗi khi phạm lỗi hay bị thất bại.
· Tim thường nói trước việc gì sẽ xảy ra nếu khi cậu ta bị thua, đặc biệt khi cậu ta thi đấu với những đối thủ có tên tuổi lớn.
Sau đó / sau khi điều trị
· Tim trở nên điềm đạm và bình tĩnh hơn rất nhiều
· Ngay cả việc bị thất bại cũng không còn khiến cậu ta phải mất thăng bằng hoặc chán nản
· Tim đã từng đạt được vị trí cao, và chiến thắng cả tại hiệp phụ(điều này trước đây thì thật là khó tưởng tượng ..) và Tim cũng đã làm việc cũng như thi đấu rất tự chủ và bình tĩnh, ngay cả trước những đối thủ mà cậu ta đã từng nhiều lần bị thua cuộc.
· Tim có thể thích nghi với mọi tình huống một cách nhanh hơn, tự khẳng định và đánh giá mình được đúng và tốt hơn.
· Tôi đã có thể nói chuyện với Tim về tất cả mọi khuyết điểm cũng như ưu điểm, mà không còn lo bị cậu ta hiểu sai hoặc thiếu bình tĩnh tự tin
· Thái độ và tinh thần của Tim, theo tôi đánh giá thì đã được cải thiện khoảng 70%, và đây là một bước tiến vô cùng rõ rệt theo hướng tính cực.
· Nếu Tim phát huy hết được Tiềm năng của mình, thi cậu ta có thể sẽ đạt được vào top 10 của Đức..
Điều quan trọng là, một số những điểm yếu cũ của cậu ấy vẫn còn chưa hoàn toàn biến mất, tuy đã tiến triển rất nhiều. Chính vì vậy tôi rất cần ở ngài một lời khuyên là tiếp theo chúng tôi cần phải đối xử với cậu ấy như thế nào, thưa ngài tiến sĩPreetz.?
Kính thư“
(Huấn luyện viên của Tim )
Và đây là một bức email nữa mà vị huấn luyện viên của Tim lại gửi tiếp cho Tiến sĩ Preetz, Tám tuần sau kể từ buổi trị liệu:
„Xin chào ngài Tiến sĩ Preetz
Xin được chia sẻ với ngài một tin vui , đó là Tim của chúng tôi đã tiến bộ rất nhiều. Cậu ấy đã đạt được những thành công tốt đẹp liên tiếp cho bản thân. Vào dịp cuối tuần vừa qua, cậu ta đã thắng liên tiếp trong giải đấu thứ 3. Đây là điều mà từ trước tới nay chưa từng xảy ra ở Tim, thưa ngài Tiên sĩ
Tôi đã hỏi và tìm hiểu ở Tim, là điều gì đã giúp cậu ta có được những chiến thắng và những thay đổi đột ngột như vậy: Việc tập luyện từ trước đến nay? hay buổi trị liệu Thôi miên mới được tiến hành trước đây hai tháng? Và tôi đã nhận được từ phía Tim một câu trả lời rất rõ ràng và không hề do dự đó là do Tiến sĩ Preetz (Và đây cũng là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với cậu Tim của chúng tôi ).
Còn một điều này nữa: về lĩnh vực tâm lý của Tim ở giai đọan này, theo tôi nhận xét thì cậu ấy đã tiến bộ tới quá70% rồi đó thưa ngài.
Hiện nay Tim đang đứng ở vi trí thứ 15 tại Đức, nhưng chắc chắn cậu ấy sẽ được lọt vào danh sách top 10.
Kính thư
(Huấn luyện viên của Tim )
Và đây là một bức e-mail mà vị huấn luyện viên của Tim lại một lần nữa liên hệ với tiến sĩ Preetz:
„Xin chào ngài T.s. Preetz
Như ngài đã biết, cậu học trò tên Tim của tôi đã trị liệu rất thành công ở chỗ ngài. kể từ sau dịp đó tinh thần của cậu ấy đã được khởi động, và liên tục tiến bộ. Hiện tại cậu ấy dang giữ vị trí vô địch tiểu bang, và vị trí thứ 4 tại Đức và thuộc nhóm 50 Vận động viên hàng đầu của Châu ÂU. Từ 3 tháng nay cậu ấy dang cố gắng để đạt được vào top 10, song luôn bị thất bại, mặc dù theo đánh giá của tôi thì cậu ấy đã có những thể hiện khá tốt.
“Cậu ấy có nhờ tôi hỏi ngài, liệu Thôi Miên có thể giúp cậu ấy tiếp tục vượt qua được những vấn đề hiện tại đang cản trở cậu ấy phát huy hết năng lực của mình hay không?”
Và một buổi Thôi miên trị liệu mới tại phòng mạch của tiến sĩ Preetz lai được tiến hành, nhằm để giúp Tim vượt qua những cản trở hiện tại.
Và sau đó không lâu, tiến sĩ Preetz lại nhận được tin phản hồi từ bức email sau đây :
“Chào ngài tiến sĩ Preetz,
Sau buổi Thôi Miên trị liệu tại chỗ ông, tôi cảm thấy đã có thêm sức mạnh và 1 niềm tin mới. Tôi đã tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia và đã vào được đến vòng tứ kết?
Ngay sau đó tôi đã bay tới thi đấu tại Bồ Đào Nha, và tại đây tôi cũng được vào vòng tứ kết! …
Chào thân ái, và cảm ơn ông nhiều,
Tim
Như ví dụ trên đã chỉ ra, Thôi Miên không những chỉ có thể được sử dụng trong việc cải thiện những trạng thái “tiêu cực” (bệnh), mà còn giúp ta xây dựng và phát huy được những điểm mạnh của con người. Thông qua đó người ta sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong công việc, học tập, và thể thao cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Những kết quả của buổi trị liệu Thôi miên, kết hợp với việc Tự Thôi Miên một cách thường xuyên, sẽ cho những tác dụng vĩnh viễn và sâu sắc. Cách này làm tăng năng lực và sức khỏe vốn có của những vận động viên thể thao / của những nhà Lãnh đạo, và tạo cho họ những Khả năng sẽ tự mình làm một cái gì đó, để dẫn đến chính sự thành công theo nguyện vọng của họ. Tuy nhiên, việc theo trị liệu trục tiếp một cách liên tục thi sẽ có lợi hơn rất nhiều (các buổi trị liệu có thể sẽ được bố trí cách nhau nhiều tháng hoặc hàng năm)…
Theo Th.s Nguyễn Mạnh Quân
Hiện nay Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học thôi miên Việt Nam
Xem chi tiết thông tin khoá học :https://tribenhkhongdungthuoc.vn/khoi-nguon-suc-song-moi/