7 quan niệm sai lầm về chứng đột quỵ
Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Mặc dù phần lớn những người ở độ tuổi trên 65 thường mắc chứng đột quỵ nhưng theo một nghiên cứu mới đây, 1/3 số người mắc chứng đột quỵ ở độ tuổi dưới 65. Tỷ lệ đột quỵ ở giới trẻ ngày càng tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh béo phì hay do bệnh tim bẩm sinh.
Chỉ có một loại đột quỵ
Phán đoán này là sai. Trên thực tế, có 2 loại đột quỵ chính: chứng thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Thiếu máu cục bộ xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn còn đột quỵ xuất huyết (hay bệnh chảy máu não) xảy ra khi mạch máu bị vỡ đột ngột. Những yếu tố gây nên chứng đột quỵ khác nhau nên cần áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
Bạn không thể làm gì để ngăn ngừa chứng đột quỵ
Điêu này là không đúng. Trên thực tế, khoảng 80% chứng đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng cách loại bỏ các yếu tố chính gây nên chứng đột quỵ như thừa cân, huyết áp cao hay lượng cholesterol cao. Bradley White, Phó Giáo sư Khoa Nghiên cứu thần kinh và Trị liệu thử nghiệm tại Trung tâm khoa học sức khỏe A&M thuộc Đại học Y Texas cho biết: “Tất cả 3 yếu tố này đều có thể ngăn ngừa được”. Ông cũng khuyến cáo rằng, nên tập thể dục thường xuyên, uống ít rượu bia và kiểm soát bệnh tiểu đường để ngăn chặn chứng đột quỵ.
Các triệu chứng đột quỵ luôn dễ dàng nhận biết
Điều này là không đúng. Tiến sĩ White cho biết: “Chóng mặt cũng là triệu chứng của đột quỵ”. Tuy nhiên, thông thường bạn bị chóng mặt là do đứng lên quá nhanh hay do một nguyên nhân nào đó vô hại. Nhìn chung, những triệu chứng dễ gặp nhất là: tê nửa mặt, yếu nửa người, hay nhầm lẫn, nói khó khăn. Ngoài ra, phụ nữ bị nấc thành tiếng cũng là dấu hiệu mắc chứng đột quỵ.
Các triệu chứng sẽ tự biến mất
Quan niệm này là không đúng. Khi xảy ra các triệu chứng đột quỵ, bạn chờ đợi chúng biến mất hoặc đi ngủ là sai lầm rất lớn. Theo Tiến sĩ Bradley White, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ còn hơn là ngồi chờ đợi và phớt lờ những triệu chứng đột quỵ thoáng qua như mắt đột ngột mờ đi, chóng mặt, tê một nửa cơ thể.
Nếu không phục hồi nhanh chóng thì sẽ chịu khuyết tật vĩnh viễn
Điều này là không đúng. Đã có một thời gian dài, người ta tin rằng những người mắc chứng đột quỵ sẽ ngừng hồi phục trong vòng 6 tháng. Tiến sĩ White cho biết: “Nếu bạn không ngừng chữa trị thì bạn sẽ không ngừng hồi phục”. Thực tế là nhiều bệnh nhân được chẩn đoán là sẽ không qua khỏi nhưng họ vẫn có tín hiệu hồi phục cả trong lời nói lẫn vận động cơ thể.
Sẽ muộn nếu không đến bệnh viện trong vòng 3 tiếng sau khi xảy ra đột quỵ
Phán đoán này là hoàn toàn sai lầm. 10 năm trước, các chuyên gia cho rằng thuốc tPA, một loại thuốc chống đông máu chỉ có tác dụng đối với những người thiếu máu cục bộ trong vòng 3 giờ. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên 8 giờ tùy thuộc vào cách sử dụng thuốc. Tiến sĩ White nhấn mạnh, thuốc tPA không có tác dụng với chứng đột quỵ xuất huyết, nó có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
Mai Loan
(Theo Health)
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/7-quan-niem-sai-lam-ve-chung-dot-quy/501078.antd
Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /www/tribenhkhongdungthuoc/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 29