Tăng lipid máu là tình trạng các chất béo có trong máu như cholesterol, triglycerid vượt quá giới hạn bình thường. Hạ lipid tức là bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Khi tăng lipid máu, chất béo thừa trong máu có thể sẽ đóng cặn trên thành động mạch, khiến lòng động mạch ngày càng hẹp đi. Điều này dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch hoặc huyết khối tắc mạch. Từ đó sẽ gây bệnh lý ở tim, gọi là bệnh tim – mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim). Nếu xảy ra ở não thì gọi là tai biến mạch máu não (đột quỵ, nhũn não, xuất huyết não).
Cùng với việc cuộc sống không ngừng được cải thiện, chế độ ăn uống toàn cá thịt cũng theo đó mà phát triển. Tuy nhiên cách ăn uống không hợp lý này khiến nhóm người mắc chứng tăng lipid cũng liên tục gia tăng.
Dưới đây là 6 loại rau củ có tác dụng giúp hạ lipid.
1. Hạt tiêu
Tỷ lệ vitamin C trong hạt tiêu đạt mức cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Vitamin C có thể cải thiện vi tuần hoàn trong cơ thể, hạn chế làm mỏng mao mạch, đồng thời vitamin C còn có thể giảm bớt hàm lượng cholesterol, là thực phẩm hạ lipid thiên nhiên. Các học giả Nhật Bản phát hiện, vị cay của hạt tiêu có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong cơ thể, do đó có tác dụng hạ mỡ máu và giảm béo.
Lưu ý: Ăn quá nhiều hạt tiêu có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, dễ dẫn tới các bệnh đau dạ dày, loét dạ dày. Ngoài ra, hạt tiêu thuộc thực phẩm nóng, Đông y cho rằng, người bệnh nên thận trọng khi ăn hạt tiêu.
2. Hoa lơ
Hoa lơ có hai loại trắng và xanh, hoa lơ xanh còn gọi là bông cải xanh. Giá trị dinh dưỡng của hai loại này đều như nhau, lượng calo của hoa lơ rất thấp, nhưng hàm lượng chất xơ lại rất cao, còn giàu vitamin và khoáng chất, do đó nó còn được gọi là “dược liệu trời cho”.
Hoa lơ còn chứa khá nhiều flavonoid. Và flavonoid là chất làm sạch huyết quản rất tốt, có thể loại bỏ hiệu quả sự lắng đọng cholesterol trong máu (hạ lipid máu), còn có thể ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Lưu ý: Hấp là cách nấu hoa lơ tốt nhất. Ngâm hoa lơ trong nước muối khoảng vài phút, sâu trong hoa lơ sẽ rơi ra ngoài, hơn nữa còn có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
3. Cà tím
Phần thịt cà tím rất giàu vitamin P, có chức năng là giảm đáng kể nồng độ lipid và cholesterol trong máu. Vitamin P còn có thể làm tăng sự linh hoạt của các mao mạch, cải thiện vi tuần hoàn, có tác dụng hoạt huyết, thông mạch rõ rệt. Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng lớn glycosides, cũng có thể giảm cholesterol trong máu. Do đó, cà tím là thực phẩm lý tưởng đối với những người xơ vữa động mạch.
Lưu ý: Cà tím chiên có thể khiến vitamin P mất đi đáng kể, vì thế nên hạn chế chiên.
4. Tỏi
Tỏi có tác dụng hạ lipid đáng kể và phòng ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời có thể ngăn chặn hiệu quả sự hình thành huyết khối. Thương xuyên ăn tỏi có thể có tác dụng bảo vệ mạch máu. Tỏi còn được mệnh danh là “cây thuốc vàng”.
Lưu ý: Thời gian ngâm tỏi không nên quá lâu, tránh để những thành phần hiệu quả bị phá hỏng. Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gan và bệnh về mắt không nên ăn quá nhiều.
5. Mướp đắng
Mướp đắng vị đắng tính mát, giàu saponin, có thể kích thích sự tiết insulin, có tác dụng giảm đáng kể lượng đường và cholesterol trong máu. Hàm lượng vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất trong mướp đắng đều rất phong phú, có thể điều tiết mỡ máu, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, còn có tên gọi khác là “insulin thực vật”.
Lưu ý: Những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính không nên ăn nhiều mướp đắng, khi ăn nên chiên qua lửa nhanh, đừng hầm quá lâu.
6. Cần tây
Theo Đông y, cần tây tính mát, giàu vitamin và khoáng chất, có thể tăng cường nhu động dạ dày, có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, còn có thể loại trừ chất béo dư thừa trong đường ruột. Nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh, những người thường ăn cần tây, hàm lượng cholesterol trong cơ thể giảm đáng kể, hơn nữa còn có thể hạ huyết áp rõ rệt.