Điều trị “phản ứng với stress”
Từ lâu y học đã nhận thấy một số chứng bệnh thần kinh gây ra bởi sự tiếp xúc với các stress trong môi trường xung quanh. Hậu quả của việc tiếp xúc với stress đã gây chấn thương tình cảm mà y học gọi là “Phản ứng với stress”.
Lâm sàng bao gồm các rối loạn được xác định bằng các triệu chứng học và yếu tố gây bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này là do tiếp xúc với một stress quá lớn trong môi trường. Nhưng không phải người nào cũng đều có phản ứng bằng một hội chứng stress sau chấn thương, mà có thể nhiều yếu tố khác nữa phối hợp gây ra tình trạng bệnh lý, bao gồm:
- Một stress đột ngột bất ngờ: người bệnh nhìn thấy đám cháy, đám nổ lớn, hoặc trực tiếp bị đe doạ tính mạng hay người thân bị tai nạn hay chết đột ngột…
- Một sự tàn khốc quá sức chuị đựng như : chứng kiến sự tàn bạo đẫm máu do giao tranh, khủng bố..
- Stress lâu dài và mãn tính: người bệnh bị ngược đãi, học sinh tâm lí bị dồn nén trong thi cử – học hành, những người làm việc quá khả năng của mình kéo dài, những cặp vợ chồng hôn nhân không hạnh phúc, …
- Sự mạnh, yếu về tâm lí và thể trạng của bệnh nhân. ví dụ: người bệnh luôn lo lắng một cách quá mức cho người thân hoặc bất cứ một công việc gì, thời gian kéo dài gây phản ứng với stress.
- Tổn thương trên cơ thể bệnh nhân: đau đầu, mất ngủ, bệnh đau bao tử, bệnh tim… cũng có thể gây lo lắng , mất ngủ hoặc sợ hãi.
TRIỆU CHỨNG VÀ NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG
Đặc điểm cơ bản là sự tái chụi đựng chấn thương. Điều này có thể diễn ra dưới dạng trỗi dậy từng lúc, người bệnh không tự kìm chế được những kí ức về cơn ác mộng hay trạng thái căng thẳng mà ở đó tính cường điệu hay suy diễn theo xu hướng bệnh lý phân li ý thức, khi đó người bệnh có vẻ sống lại một cách sinh động những điều gây tổn thương như là chúng vừa xảy ra trước mắt. Bệnh nhân biểu hiện tâm trạng lo âu, tăng cảm giác, đặc biệt là thính giác ( hai tai ù, cảm giác đầu ồn ào), mất ngủ kéo dài, khó tập trung chú ý hay giảm trí nhớ.
Một số bệnh nhân biểu hiện trạng thái căng thẳng hoảng sợ hoặc lo âu khi các tình huống nhớ lại kí ức về sự kiện tái hiện. Tình huống ấy có thể gây ra phản ứng kịch phát của các triệu chứng cấp tính: Lúc đầu thường biểu hiện bằng một trạng thái “ngây dại” “mù mờ”, đặc trưng bởi thu hẹp ý thức và mất khả năng chú ý, mất khả năng tiếp nhận các kích thích và mất định hướng, tình cảm bất định vui buồn lẫn lộn, dễ kích thích và xung khắc với người xung quanh mà trước khi bị bệnh không có, bồn chồn, đứng ngồi không yên, run rảy, đôi khi họ bùng nổ dữ dội với thái độ hung hăng. Nhiều bệnh nhân uống rượu, hút thuốc hay các chất nghiện khác hòng làm dịu tình trạng đau khổ bên trong sự tăng hưng phấn thiếu ức chế.
Ở giai đoạn muộn hơn người bệnh than phiền về sự tê liệt phản ứng của họ đối với người, vật và các sự kiện trong thế giới quanh mình, người bệnh trở nên vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ. Họ mất sự lạc quan, thiếu tin tưởng vào người khác và chính cả bản thân mình, hoài nghi về
mọi vấn đề trước đó ít phút mình cho là đúng, nhiều lúc người bệnh cảm thấy như chết và mất thực tại về tình cảm, họ bị tách rời và trở nên xa lạ với người thân. Ngoài ra bệnh nhân cón kèm theo rối loạn thần kinh tự chủ: tim đập nhanh, người bệnh cảm giác đánh trống ngực, vã mồ hôi, cơn nóng bừng hay tê lạnh, dị cảm ở chi hay cảm giác châm chích da…
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: DỰA VÀO SỰ ĐÁNH GIÁ CẨN THẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA:
- Xem xét hoàn cảnh , tình huống sang chấn hoặc khủng hoảng đời sống. Sực hiện diện của các yếu tố này phải được xác định và có bằng chứng rõ ràng ( các rối loạn suất hiện trong vòng sáu tháng sau một sang chấn mạnh). Nếu sang chấn tương đối nhẹ thời gian dưới 3 tháng thì tuỳ theo các triệu chứng lâm sàng hiện tại để chẩn đoán.
- Đánh giá hình thái, nôi dung và độ nặng nhẹ của các triệu chứng cả về tiền sử và hiên taị, tìm thấy mối liên quan với hoàn cảnh và tình huống sang chấn.
- Tiên lượng và diễn tiến: Thông thường phản ứng dưới dạng cấp tính tự nhiên hết, các triệu chứng tự thoái lui trong sáu tháng. Ơû những bệnh nhân có quá trình bệnh mãn tính, khởi phát chậm thì tiên lượng xấu và sự bình phục lâu, đôi khi để lại di chứng về rối loạn hành vi hay loạn tâm thần .
ĐIỀU TRỊ
1. Các biện pháp tâm lý: Bên cạnh việc loại bỏ các stress nếu còn tái hiện người bệnh cần được áp dụng các biện pháp điều trị: Liệu pháp tâm thần tự biết mình đang được khuyến cáo, liệu pháp này nhằm vào việc phân tích rõ những sự mâu thuẫn vô thức, có thể đem lại một sự thay đổi tâm lý học làm tăng thêm sự hiểu biết về mình và tạo ra một sự dung nạp có xu hướng bên trong hay một phản ứng âm tính trước stress nặng. Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động của con người, trong đó có vai trò người thân và đặc biệt là thày thuốc am hiểu – thiện cảm có thể làm giảm các triệu chứng qua trấn an. Các phương pháp thư dãn, là giúp cho bệnh nhân tự ý làm chủ các hoạt động tự động vì thế làm giảm sự tăng hoạt động (ở trạng thái kích thích), trầm tư cũng là dạng thư dãn đặc biệt giúp cho bệnh nhân giảm lo âu, suy nghĩ tập trung hơn. Một vài bênh nhân có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư dãn.
2. Liệu pháp dược, hiện nay thuốc để chữa lo âu là diazepam. Liều lượng những bệnh nhân này nên bắt đầu bằng 5 mg uống ngày 2 lần, không nên điều chỉnh liều lượng cho đến khi người bệnh có trạng thái vững vàng, trừ khi thời gian điều trị dài trên 4 tháng. Điều hạn chế của diazepam là bệnh nhân dễ lệ thuộc vào thuốc sau thời gian điều trị. Những bệnh nhân hốt hoảng lo sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng; amitriptrylin, liều khởi đầu có thể 10mg/ ngaỳ 2-3 lân. Thuốc chẹn ( có hiệu quả trong việc điều trị các biểu hiện ngoại vi như; run, thở nhanh, đánh trống ngực, như propanolol. Calcibronat là chế phẩm của bromure và calcium (bromo- galactoglucpnate calcium) thuốc có tác dụng điều trị chống lo âu, mất ngủ và làm êm dụi thần kinh, liều dùng từ 1-2g/ ngày.
Phản ứng stress là dạng bệnh lí phức tạp, việc điều trị thành công phục thuộc rất lớn vào sự hợp tác của bệnh nhân, nhiều trường hợp cần tham khảo các chuyên gia về tân lí, thần kinh hay tâm thần.
Tiến sỹ Vũ Anh Nhị, Trường Đại Học Y Dược, TP Hồ Chí Minh
http://www.suckhoecongdong.com/benh-ly-roi-loan/1190-dieu-tri-phan-ung-v%E1%BB%9Ai-stress.html